Một phụ nữ 28 tuổi đã chết cùng thai nhi 33 tuổi mà không kịp làm mẹ. Phía gia đình đặt câu hỏi : phải chăng bệnh viện đã có thiếu sót về chuyên môn, góp phần gây ra sự cố đau lòng này. Vì sao cả hai “mẹ con” đều tử vong ?

 Sao không cứu con gái tôi ?

 Trên mục bạn đọc báo Tuổi Trẻ ngày 2-7-2009 có đăng thư của một bạn đọc ở Quận 10, TP.HCM, “tôi thật sự đau buồn khi kể lại cái chết của con gái tôi (tên T.N.N.H., 28 tuổi), cùng với thai nhi đã 33 tuần tuổi”. Sự việc như sau:

 Khoảng 11 giờ ngày 9-6-2009, chị H. cùng bạn đi ăn tại một tiệm thức ăn nhanh.

 Trên đường về, chị H. bị ói. Đến chiều cùng ngày, chị ăn được một ít cơm ở nhà, sau đó lại ói tiếp. Chồng chị H. đưa đến khám tại phòng mạch tư của một bác sĩ có tên tuổi đang công tác tại Bệnh viện Hùng Vương, nơi chị thường khám thai. Bác sĩ đã cho chị đi siêu âm. Kết quả siêu âm cho thấy thai tăng ký tốt, chỉ có người mẹ yếu. Bác sĩ cho biết chỉ cần uống thuốc là ổn. Chị H. về nhà uống thuốc nhưng đêm hôm đó vẫn tiếp tục bị ói.

 Hôm sau (10-6), khoảng 12 giờ đình đưa chị H. đến Bệnh viện Hùng Vương. Lúc này chị H. vẫn đủ sức đi bộ vào phòng cấp cứu, nhưng 20 phút sau khi nhập viện, gia đình được nhân viên y tế báo chị bị băng huyết.
Ít phút sau, người của bệnh viện tiếp tục báo thai nhi đã chết lưu. Lúc này, mẹ chị H. chạy vào phòng cấp cứu thì thấy con gái mình đang trong tình trạng hoảng hốt, la hét rất lớn.

Khoảng 15g40 cùng ngày, bệnh viện báo chị H. đã tử vong nghi do ngộ độc thức ăn.

Bạn đọc nêu thắc mắc: Tôi không hiểu sao ngộ độc thức ăn lại có thể khiến thai nhi tử vong nhanh như vậy? Khi biết thai chết lưu sao bệnh viện không xử lý nhanh để cứu con gái tôi?

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

 Chết vì bị thiếu máu ?

 Dưới lá thư trên là trả lời của bác sĩ Trần Thiện Vĩnh Quân, phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương. Nội dung như sau:

Thai phụ H. đến bệnh viện lúc 12g50 vì thai 33 tuần ra huyết âm đạo. Khi nhận cấp cứu, mặc dù sản phụ còn tỉnh, mạch huyết áp bình thường nhưng đã tiềm ẩn những bất thường như tim thai không nghe thấy được và ra huyết, có nhiều cơn gò tử cung. Siêu âm cấp cứu cho thấy thai nhi đã chết. Thai phụ có dấu hiệu thiếu máu.

Trong khi chờ các xét nghiệm để tìm nguyên nhân tử vong của thai nhi và đánh giá bệnh lý của người mẹ thì bệnh nhân có chuyển biến bất thường với dấu hiệu mệt, khó thở, huyết áp tăng. Bệnh nhân giãy giụa, bứt rứt, vật vã. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tiểu cầu giảm còn rất thấp 15.500/mm3, hồng cầu 1,84 triệu, vi dung tích 15,7%.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực nhưng tình trạng xấu dần và tử vong lúc 16 giờ cùng ngày (sau 3 giờ nhập viện). Chẩn đoán tử vong được nghĩ đến là suy gan tối cấp/thai chết lưu. Bệnh nhân đã được theo dõi ngay từ lúc nhập viện. Do thai đã chết nên bệnh viện không đặt vấn đề mổ lấy thai.

Bệnh viện đã gửi mẫu máu lưu của bệnh nhân đi làm thêm xét nghiệm Coombs trực tiếp và gián tiếp nhằm tìm nguyên nhân thiếu máu nặng của bệnh nhân. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị tán huyết do cơ chế miễn dịch. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nặng ở bệnh nhân.

Bệnh viện cho rằng phản ứng miễn dịch này đã làm thai nhi tử vong do kháng thể miễn dịch từ mẹ có thể vào nhau thai. Phản ứng miễn dịch này có thể giải thích tình trạng suy đa cơ quan cấp của bệnh nhân (trong đó có gan, thận). Hồ sơ bệnh án có ghi nhận trước đó 3-5 ngày bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn (sau khi ăn gà rán) nên ói mửa liên tục nhưng không đến bệnh viện điều trị.

Theo y văn, nguyên nhân tán huyết có thể do ngộ độc vi khuẩn. Dựa vào bệnh sử, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân có thể bị tán huyết trước khi vào viện nghi do ngộ độc thức ăn. Tình trạng bệnh nặng dần nên khi đến bệnh viện thai nhi đã chết, còn bệnh của thai phụ diễn tiến nhanh do cơn tán huyết nên dẫn đến suy đa cơ quan, tử vong. Do không mổ tử thi nên bệnh viện chỉ có thể chẩn đoán nguyên nhân tử vong như đã trình bày ở trên.

Bình luận của công ty:

Nguyên nhân nào, cơ chế nào đã gây nên cái chết của sản phụ và thai nhi đã được bệnh viên bước đầu giải đáp.
Theo đó, chúng tôi cho rằng chưa có dấu hiệu cho thấy bệnh viện tắc trách trong việc theo dõi, điều trị bệnh nhân.

Tuy nhiên, một những những dấu hiệu rõ ràng có liên quan là tình trạng “thiếu máu” ở người mẹ. Thật đơn giản, đến … lạnh lùng.

Câu chuyện đau lòng này và lý do đơn giản này làm chúng tôi nhớ đến một sự việc tương tự đã diễn ra cách đây khoảng 5 năm. Khi đó, gia đình một sản phụ đã kiện Bệnh viện Phụ sản quốc tế vì cho rằng bác sĩ đã tắc trách, sử dụng thuốc sai … dẫn đến cái chết của một thai nhi 5 tháng tuổi.

Cả hai cấp tòa đều tuyên bệnh viện không có lỗi. Nhưng có mặt chứng kiến, chúng tôi vẫn cảm thấy có nhiều băn khoăn giữa vấn đề chuyên môn và ý đức của người thầy thuốc. Mà trong nhiều tình huống thật khó phân biệt, rạch ròi.

Chúng tôi sẽ có dịp quay lại câu chuyện này, với những phân tích về mặt pháp lý trong bài viết “ Adalate và cái chết của một thai nhi”. Mời quí vị đón xem trong thời gian tới.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY Nptlawyer.com ;

Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 043-9916057            Tổng đài tư vấn luật:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  lienhe@Nptlawyer.com.vn

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT  – Nptlawyer.com ;

————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *