Thưa luật sư! Vợ chồng em sống với nhau được 13 năm, có một con gái, bao năm vất vả nhưng đều vượt qua được, nhưng vào thời điểm năm 2013 chồng em chuyển công việc qua tỉnh khác làm, em một mình nuôi con,khoảng một năm sau thi em cũng lên ở gần chồng, con em gửi cho bà ngoại chăm sóc. Gần đây nghe một số tin là chồng e ngoại tình nhưng em không tin, đến khi tòa án gọi em lên hòa giải đợt đầu em mới biết chồng em đơn phươg ly hôn.

Em thật sự hoang mang và sốc với tin này, và qua tìm hiểu thì em biêt chồng em và người kia chuẩn bị làm đám cưới, chỉ chờ ly hôn xong nửa thôi. Em hoang mang quá, thực sự em không ngờ người chồng mình lại phụ bạc như thế. Em thì không muốn ly hôn vì con em tội nghiệp lắm và tình cảm với chồng em vẩn còn. Em xin kính nhờ luật sư tư vấn cho e hiểu biết thêm về luật. Thứ nhất là tòa gọi em lên hòa giải như thế mấy lần? và thời gian đợt 1cách đợt 2 bao lâu? và trước khi có quyết định vợ chồng em có được tòa cho ly thân không? Nếu có thì khoảng thời gian bao lâu? Em thực sự rối bời.

Em xin nhờ luật sư giúp em với. Em xin cảm ơn luật sư rất nhiều.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội.

2. Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin chị cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của chị như sau :

* Theo các quy định từ Điều 183 đến 187 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội. thì  hòa giải tại Tòa án phải gửi Thông báo phiên hòa giải cho các đương sự, thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề hòa giải. Do đó, thời gian tiến hành hòa giải sẽ được quy định đối với từng sự nghiêm trọng của vụ ly hôn .

Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

"Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng."

Như vậy, thời hạn xét xử hôn nhân gia đình là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn này mà Tòa án không giải quyết cho bạn, bạn có thể khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Tiếp đó, Khi vụ án được đưa ra xét xử, đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp đương sự không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011):

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

* Ly thân là việc vợ chồng không chung sống cùng nhau nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại. Việc ly thân như thế nào do vợ chồng tự quyết định có thể phân chia tài sản hoặc con cái ngay khi ly thân. Vì vậy, về việc ly thân bạn không cần làm bất cứ thủ tục nào và tòa án không có thẩm quyền quyết định ly hôn giữa vợ chồng.

 Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn thời gian giải quyết ly hôn?

Thời gian, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương ?

Thời gian giải quyết ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *