Tư vấn Đất đai

Sổ đỏ đang bị cầm cố mà tặng cho người khác thì có hợp pháp ?

Xin chào luật sư, Tôi có một câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp: Tôi được bà ngoại bên vợ cho môt mảnh đất khoảng 100m2.Tôi muốn làm thủ tục xác nhận quyền sử dụng nhưng do sổ đỏ đang bị câm cố nên chưa làm được.

Xin hỏi luật sư tôi có thể làm đơn viết tay có sự xác nhận của chính quyền địa phương được không ? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật tư vấn trực tuyến gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật đất đai năm 2013

2. Luật sư tư vấn:

– Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cần được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, bởi vì pháp luật đất đai quy định như sau:

"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."

– Việc bạn có giấy viết tay có xác nhận của xã chưa chứng minh được bạn và chủ sở hữu với mảnh đất này, vì luật quy định  nhu sau:

"Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính."

– Như vậy việc sổ đỏ của gia đình đang bị cầm cố hay phát sinh tranh chấp giữa bên nhận cần cố và bên nhận chuyển nhượng thì bạn sẽ không tiến hành được thủ tục sang tên trên GCNQSDĐ. Hơn nữa thời điểm xác minh sở hữu đất là thời điểm bạn đi đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai chứ không phải là khi bạn có giấy xác nhận của xã. Hiện tại nếu muốn tiến hành sang tên sổ đỏ bạn phải đảm bảo đất này không tranh chấp, không dùng để kê biển đảm bảo thi hành án, thỏa mãn những quy định trên.

-Thủ tục sang tên như sau:

Bước 1: Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất)

Bước 3: Kê khai sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)

Thành phần hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động 

– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng

– Thời hạn sang tên: 15 ngày

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.

Tham khảo bài viết liên quan:

– Thủ tục sang tên sổ đỏ ?

– Tư vấn sang tên quyền sử dụng đất ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Related posts

Tư vấn lấy lại diện tích đất đã cho hàng xóm xây nhà tắm ?

NP Tú Trinh

Tư vấn thủ tục tách thửa và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

NP Tú Trinh

UBND xã có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép không?

NP Tú Trinh

Mẫu hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi

NP Tú Trinh

Chuyển nhượng một phần dự án khai khoáng như thế nào?

NP Tú Trinh

Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở?

NP Tú Trinh

Nghĩa vụ đóng thuế của người có quyền sử dụng đất ?

NP Tú Trinh

Chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất thổ cư ?

NP Tú Trinh

Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam: Góc nhìn pháp lý

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More