Thưa luật sư, Tôi muốn ly hôn nhưng không biết nên làm như thế nào: Viết đơn làm các thủ tục tôi cũng không biết? Tôi muốn có 1 người hướng dẫn tôi. Tôi không muốn chồng tôi thăm gặp con tôi. Chồng tôi tới thăm con và đòi bế con đi về nội chơi. Tôi không đồng ý thì lèm bèm chửi rồi về cầm dao đứng ngoài ngõ doạ. Và tôi với em chồng tôi nói nhau trên mang và chồng tôi hùng hổ tới. Hai vợ chồng tôi cãi nhau chồng tôi liền phóng xe về nhà lâ

Xin cảm ơn!

Người gửi: Thu Trang

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Tư vấn thủ tục ly hôn và Quyền thăm con sau khi ly hôn – Ảnh minh họa

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009);

– Nghị định 73/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự;

Thứ nhất, về việc quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con

Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc của bạn thì bạn không thể cấm được.

Thứ hai, về hành vi của chồng cũ của  dao đến trước ngõ để dọa bạn

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP thì:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ”

Theo đó, khi chồng cũ của bạn có hành vi mang dao sang nhà đe dọa  đối với bạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự 1999 thì:

“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

Như vậy, để ngăn chặn hành vi trên của chồng cũ của ban, bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan chính quyền địa phương để giải quyết.

 

Ý kiến bổ sung:

 

Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

– Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

– Thời gian giải quyết:

Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn đơn phương, theo quy định của Điều 179, Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án

Vấn đề nuôi con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

“Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. 

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Vậy bạn chỉ có thể yêu cầu tòa án hạn chế việc thăm con của chồng không được cấm viêc thăm con.Mong thông tin này giúp ích được cho bạn.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – Nptlawyer.com ;

—————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *