Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Sau khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi?

Chào luật sư Diễn Đàn Luật;, em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau: Em kết hôn năm 2012, hiện em có một bé gái 23 tháng. Chồng em có công việc lương cũng khoảng 3,4 triệu/ tháng, còn em vẫn ở nhà chăm con chưa có việc làm. Do chồng em ngoại tình nên giờ em muốn ly hôn với anh ấy. Luật sư cho em hỏi em chưa có việc làm mà muốn ly hôn thì toà có xử cho em quyền nuôi con không? Cảm ơn sự hỗ trợ của luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì con dưới 36 tháng tuổi đương nhiên quyền nuôi con thuộc về người mẹ trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không đủ điều kiện nuôi con (người mẹ bị tâm thần hoặc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự…).

Những điều cần lưu ý: Nếu như con chị đủ 3 tuổi thì chồng chị có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tranh chấp quyền nuôi con ?

Ai có quyền nuôi con ?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân.

Related posts

Ly hôn khi chồng chuẩn bị thi hành án tử hình ?

NP Tú Trinh

Đơn xin cấp giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn

NP Tú Trinh

Ly hôn mà không cần chồng ký giấy tờ có được không?

NP Tú Trinh

Cô ruột có thể nhận cháu làm con nuôi để bảo lãnh sang Mỹ Không ?

NP Tú Trinh

Đăng ký khai sinh cho con nuôi còn vướng mắc

NP Tú Trinh

Muốn ly hôn với vợ cần thủ tục gì ?

NP Tú Trinh

Cha có được đứng tên trong giấy khai sinh của con ngoài giá thú ?

NP Tú Trinh

Chồng bị bệnh tâm thần có quyền ly hôn vợ không?

NP Tú Trinh

Thuận tình ly hôn và vấn đề chia nợ chung khi vay ngân hàng như thế nào ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More