Phần lớn nhận xét của các chuyên gia và nhà quản lý tham dự buổi toạ đàm: “Nghị định 71/2010/NĐ-CP và vấn đề nhà ở của Việt kiều” do Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM phối hợp với Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức giữa tuần này đều cho rằng, những quy định mới trong Nghị định 71/2010/NĐ-CP đã rõ ràng hơn, thoáng hơn cho Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam.

Bà Ung Thị Xuân Hương, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho biết, quy định mới được đề cập trong Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn nghị định này đã thoáng hơn rất nhiều so với trước đây. Theo đó, quy định mới cho phép Việt kiều mua nhà không hạn chế số lượng đối với các đối tượng có quốc tịch Việt Nam và có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài, phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam. Đối với người gốc Việt Nam, ngoài việc phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh có gốc Việt Nam, phải thuộc một trong các diện gồm người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, nhà văn hóa, nhà khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt, người có vợ/chồng là công dân Việt Nam.

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   

Những người không thuộc diện trên chỉ được phép sở hữu một nhà ở riêng lẻ, hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Trong trường hợp được thừa kế, hoặc được tặng một nhà ở khác, thì có quyền bán lại để hưởng giá trị nhà ở đó.

Một điểm mới khác được quy định trong Nghị định 71/2010/NĐ-CP là, cho phép Việt kiều sở hữu nhà được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với các dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền).

Ngoài việc mở rộng đối tượng so với quy định cũ, theo nhận xét của các nhà quản lý, quy định mới còn cụ thể hóa thủ tục, điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước. Theo đó, Nghị định 71/2010/NĐ-CP sẽ hướng dẫn cụ thể quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Cụ thể, nếu là người mang hộ chiếu Việt Nam, thì phải còn giá trị kèm theo sổ tạm trú, hoặc xác nhận đăng ký tạm trú của công an phường, xã nơi người đó cư trú. Nếu là công dân Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài, thì hộ chiếu nước ngoài phải còn hạn, kèm theo giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và thẻ tạm trú, hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam…

“Quy định mới của Nghị định 71/2010/NĐ-CP đã mở thêm cơ hội sở hữu nhà cho Việt kiều. Tuy nhiên, việc quy định Việt kiều chuyển nhượng lại căn nhà mình sở hữu vẫn còn rất phức tạp, phải xin ý kiến của nhiều cấp mới được chuyển nhượng là điều chưa hợp lý”, ông Huỳnh Quốc Đỉnh (Việt kiều Canada), Phó trưởng Ban Liên lạc kiều bào quận 8 (TP.HCM) nhận xét.

Để giải đáp mọi thắc mắc của Việt kiều về sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) cho biết, sắp tới, Văn phòng sẽ phối hợp với các ngành chức năng liên quan soạn thảo và phát hành một cuốn kỷ yếu bỏ túi, trong đó bao gồm những giải đáp cụ thể về các thắc mắc của Việt kiều.

Theo Đầu Tư

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *