Thưa luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau . Gia đình tôi có làm GCN QSDD 'mặt tiền lô đất giáp đường lớn, mặt hông tiếp giáp hộ ông B. Phần tiếp giáp ông B có chừa khoảng 1.2 m để cho các hộ đi nhờ xuống vườn , khi làm sổ đỏ gia đình tôi có chừa lại 1 phần đất tiếp giáp với lối đi của ông B để tương lai gia đình tôi có xây nhà thì kết hợp với hộ ông B mở rộng lối đi nên trong sổ gia đình tôi bỏ phần đất đó ra không thể hiện trong phần diện

tích đất sở hữu nhưng vẫn thể hiện ranh giới lối đi hiện trạng và phần đất chúng tôi dành để làm đường sau này . Luật sư cho tôi hỏi như sau: – phần đất gia đình tôi để mở rộng lối đi có thuộc của gia đình tôi không? – khi gia đình tôi rào đất theo hiện trạng thì gia đình chúng tôi rào cả phần đất chừa lại mở rộng lối đi sau này vì theo hiện trạng ranh giới của hai bên. Bên ông B không có ý kiến gì nhưng các hộ đi nhờ lối đi này làm đơn gửi Ubnd phường nói gia đình chúng tôi rào hàng rào làm cản trở lối đi và họ nói ngày xưa đã có lối đi này nhưng thực tế gia đình tôi chỉ rào theo hiện trạng và không lấn chiếm gì đến lối đi. Cho tôi hỏi các hộ đi nhờ này có quyền thưa kiện gia dinh tôi không? – Khi chính quyền phường mời gia đình tôi làm việc . Phường đã lấy bản đồ địa chính thì trên bản đồ không vó lối đi này . Phường yêu cầu giữa hai bên thoả thuận để gia đình tôi lui hàng rào vào để mở rộng lối đi nhưng gia đình tôi không thoả thuận vì các hộ này cho rằng gia đình tôi lấn chiếm lối đi . Cho tôi hỏi gia đình tôi có vi phạm hay ấn chiếm gì không ? Xin luật sư tư vấn thêm cho gia đình tôi .

Xin chân thành cảm ơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai  Nptlawyer.com ;. 

Luật sư tư vấn luật Đất đai gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

​Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ:  Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Nội dung tư vấn:

Bây giờ gia đình bạn đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có phần đất dành lối đi chung là một thiệt thòi của bạn vì bạn đã tước bỏ uyền sở hữu phần đất đó của mình. Cơ quan Nhà nước chỉ căn cứ vào giấy tờ hợp pháp để quyết định vấn đề, bạn không có căn cứ chứng mình nào đó là phần đất của bạn thì bạn khó có thể giữ được.

Các hộ gia đình khác hoàn toàn có thể kiện gia đình bạn về sự lần chiềm và bạn cần chứng mình đó phần đất của gia đình bạn dựa trên giấy tờ mua bán và xin hô sơ địa chính của bên địa chính để chứng phần đất đó là của gia đình bạn.

Sau đó, bạn có thể làm thủ tục hiến tặng cho phần đất cho lối đi chung

Sau khi có hợp đồng, bạn hoặc ông B nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thỏa thuận về việc hiến đất lên phòng đăng ký đất đai là đúng theo quy định, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về Trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề như sau:

1. Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.

2. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.

Do vậy, khi gia đình muốn hiến đất làm lối đi chung thì cần nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hợp đồng đã thoả thuận giữa các bên về việc hiến đất làm đường đi chung cho văn phòng đăng kí đất đai. Văn phòng đăng kí đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.

Về mẫu giấy hiến đất làm đường đi chung:

Theo Điều 722, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 

"Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai."

"Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây ( Theo Điều 723 Bộ luật dân sự năm 2005):

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;

6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng."

Hiến đất là việc tặng cho quyền sử dụng đất, vì thế việc thoả thuận hiến đất này phải lập thành văn bản được công chứng hoặc chứng thực và phải có đầy đủ nội dung theo  Điều 723, Bộ luật Dân sự 2005. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *