Xin chào Nptlawyer.com ;, Tôi tên H, sinh năm 1980, tôi kết hôn cùng chồng sinh năm 1972 vào ngày 08/03/2004, cư trú tại P.An Phú Đông, Quận 12, TP.HCMC.

Trong thời gian chung sống, tôi có 02 đứa con : cháu gái sinh năm 2007 (đang học lớp 3), cháu trai sinh năm 2009 (đang học lớp 1). Do không tìm được sự đồng cảm, tôi muốn làm đơn ly hôn đơn phương, xin được tư vấn thủ tục, thời gian (càng sớm càng tốt) và mức phí. Chồng tôi cũng là người khá am hiểu về luật, khả năng tài chính độc lập, nhân thân tốt… Do vậy, tôi muốn mọi việc được kết thúc nhanh chóng, đương nhiên là theo đúng thủ tục. Tôi không muốn tranh giành bấc cứ tài sản nào trong suốt quá trình chung sống (xin không liệt kê tài sản trong đơn), tôi cũng không vay mượn ai, chỉ xin quyền nuôi dưỡng 01 trong 02 đứa con. Khi đến ngày ra toà, toà án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về ai. Tôi sống độc lập về tài chính và đủ sức nuôi dạy 02 con. Chồng tôi giữ tất cả : hộ khẩu gia đình và bản sao khai sinh của con, nên tôi chỉ có hộ khẩu photo, chứng minh photo của 2 vợ chồng. Vậy cho tôi hỏi dịch vụ ly hôn của Nptlawyer.com ; và mức giá. Trân trọng cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình: 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội;

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004;

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011.

Nội dung tư vấn:

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, khi không tìm được sự đồng cảm giữa vợ chồng, bạn thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.

Thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

* Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

– Đơn ly hôn đơn phương

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

* Thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Tại điểm a, khoản 1, Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú.

Khi bạn muốn ly hôn mà chồng bạn giữ tất cả các loại giấy tờ thì có thể giải quyết như sau:

Về giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: bạn đến cơ quan hộ tịch nơi trước đây vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Về sổ hộ khẩu: bạn có thể liên hệ với công an cấp xã, phường nơi bạn thường trú nhờ họ xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn. 

Về giấy khai sinh của con: pháp luật không yêu cầu nộp bản chính giấy khai sinh nên bạn sẽ nộp bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con.

Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể trình bày với họ về việc chồng bạn đang giữ hết giấy tờ nhằm gây khó khăn cho bạn. Đồng thời khi bạn nộp hồ sơ cho Tòa án, bạn cần kèm theo 1 đơn giải trình về sự việc bạn không thể bổ sung được một số loại giấy tờ vì chồng bạn đang giữ.  Qua đó, tòa án xem xét và thụ lý đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu chồng bạn bổ sung các loại giấy tờ cần thiêt.
Về quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Đối với trường hợp này, cả hai con của vợ chồng bạn đều trên 36 tháng tuổi nên việc nuôi con sau khi ly hôn do hai vợ chồng thỏa thuận. Đối với con học lớp 3 trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Khi vợ chồng bạn không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết dựa trên những quyền lợi về mọi mặt của con bạn.

Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

* Án phí phải nộp khi ly hôn:

Theo quy định tại Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12 về Án phí, lệ phí tòa án thì án phí ly hôn là 200.000 Việt Nam đồng. Nếu có liên quan đến việc chia tài sản thì bạn phải chịu thêm mức án phí tương ứng tỉ lệ với tài sản được chia theo quy định của pháp luật. Tài sản được chia không phải là thu nhập, do đó bạn không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Về dịch vụ tư vấn ly hôn và phí dịch vụ bạn có thể gọi điện tới tổng đài để được hỗ trợ trực tiếp hoặc gửi vào mail dịch vụ: lienhe@Nptlawyer.com.vn    

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *