Thưa luật sư, Hiện nay tôi đang sống cùng mẹ già 80 tuổi trên mảnh đất 1.500m2 có từ năm 1960. Từ khi bố tôi mất năm 1995 đến nay để chăm sóc mẹ. Các anh chị tôi đều đã có gia đình riêng do cha mẹ tôi lúc còn sống lo cho các anh chị tôi. gia đình tôi có 4 chị em một chị gái cả và 3 anh em trai tôi là út trong gia đình hiện chưa có nhà và vẫn phải ở nhờ nhà của cha mẹ để lại.

Vì vợ chồng chúng tôi cần làm ăn có vay tiền của NH nhưng mẹ tôi đã cao tuổi mà bìa đỏ đứng tên mẹ tôi nên mỗi lần đi vay hoặc đáo hạn lại phải xin chữ ký của các anh chị và giấy uỷ quyền của mẹ nên rất phức tạp. Nay tôi nói với các anh chuyển lại bìa đỏ cho tôi đứng tên cho thuận tiện nhưng các anh tôi sợ tôi bán mất đất không có chỗ sau này lấy chỗ thắp hương cho cha mẹ tôi nên chỉ chia đất cho tôi một phần. Thực ra bản thân tôi cũng không muốn bán mảnh đất đó và muốn giữu lại làm hương hoả sau này cho con cháu suốt đời.( Anh trai cả 2 con gái, anh trai thứ 2 con trai tôi mới có một cháu gái) Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi làm chuyển nhượng như thế nào để sau này không ai có thể bán được mảnh đất đó nếu không có sự đồng ý của tất cả các anh em. Kể cả khi anh em chúng tôi đã qua đời.

Xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: Hongvu Thai

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Đất đai của Nptlawyer.com ;

.

Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến qua điện thoại gọi số:  

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn được trả lời như sau:

Bố bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản này là: mẹ bạn, bạn và 3 anh chị em còn lại.

Để được hưởng phần di sản nói trên, những người thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Sau khi tiến hành niêm yết 30 ngày tại địa phương, nếu không có tranh chấp, Văn phòng công chứng sẽ mời những người thuộc diện được thừa kế lên ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Do không có bản di chúc nào của bố bạn để lại nói phần đất trên là đất hương hỏa giao cho ai quản lý (điều 670 BLDS) nên các đồng thừa kế có thể kê khai di sản thừa kế tại các cơ quan chức năng, sau đó có thể thực hiện việc ủy quyền lại cho bạn sử dụng, khai thác quản lý làm đất hương hỏa với điều kiện là không được bán. Việc ủy quyền này có thể không tính phí trong một thời gian bao nhiêu lâu tùy theo các đồng thừa kế thoả thuận có thể có thời hạn hoặc vô thời hạn. Một khi một bên liên quan mất hoặc có thay đổi thì thỏa thuận ủy quyền này sẽ được thay đổi do vậy sẽ không ai có quyền được bán mảnh đất đó.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

—————————

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *