Thưa Luật sư! Tôi và chồng đã ly dị khi con tôi mới 6 tháng tuổi. Nhờ sự can thiệp của tòa án tôi được quyền nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ phụ cấp cho con tôi 1.500.000 đồng/tháng theo sự thỏa thuận của 2 bên trước sự giải quyết của tòa án. Nhưng sau 3 tháng ly hôn, con tôi vẫn không nhận được phụ cấp nào từ chồng tôi.

Tôi có gửi đơn ra tòa để giải quyết, bên thi hành án đã trực tiếp về gia đình chồng tôi để làm sáng tỏ vụ việc nhưng gia đình nhà chồng không hợp tác nên đã trả đơn về cho tôi. Từ đó đến nay, con tôi đã gần 4 tuổi, trong suốt mấy năm qua chồng tôi cũng không có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp dưỡng với con tôi. Vậy tôi muốn hỏi ý kiến luật sư rằng: 1 là hướng giải quyết để chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hàng tháng theo quyết định của tòa án. 2 là nếu chồng tôi không cấp dưỡng nuôi con thì tôi có thể cho con mang họ mẹ và không có bất cứ mối quan hệ cha con nào với chồng tôi được không?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật hình sự 1999  sửa đổi bổ sung 2009 

Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nội dung tư vấn

Vấn đề 1

Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.

Trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn đòi được tiền cấp dưỡng nuôi con từ chồng cũ.

Trường hợp người này cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn “có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”, theo quy định tại khoản 1 Điều 119.

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ – CP. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Vấn đề 2

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không có bất kỳ quy định nào quy định về việc cha mẹ đẻ cắt đứt quan hệ với con cái. Đồng thời, khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định: "Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan"

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Tuy nhiên, bạn có quyền thay đổi họ tên cho con với điều kiện có sự đồng ý của cha cháu bé. Bởi cháu bé được pháp luật thừa nhận là con chung của hai vợ chồng và hai người có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *