Xin chào Diễn Đàn Luật;, Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Tôi mua nhà ở một khu đô thị, trong đó có tòa B đã xong và bàn giao cho cư dân về ở.

Nhưng hiện tại đơn vị thi công vẫn cho các tay của cẩu trục bám vào tòa nhà B (vốn dùng để thi công cho tòa này) để thi công tòa nhà A. Hậu quả là chúng tôi không chỉ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn mà sự rung lắc của cẩu khiến tường của nhiều ngôi nhà bị nứt, xà và cột cũng xuất hiện các vết nứt. Tôi xin hỏi là trường hợp này việc lắp đặt cẩu trục như vậy có vi phạm qui định nào về quản lý trong xây dựng không?

Trân thành cảm ơn!

Người gửi:  Hoang

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Nptlawyer.com ;.

Quy định hoạt động xây dụng nhà ở gọi:

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng, Với câu hỏi của bạn Nptlawyer.com ; xin được giải đáp như sau:

Về cơ sở pháp lý:

– Luật Xây Dựng 2014

– Nghị định số 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

– Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

– Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm  hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trong trường hợp của bạn, việc đơn vị thi công cho các tay bám của cẩu trục bám vào tòa nhà B để thi công tòa nhà A. Hậu quả là dân cư xung quanh khu vực thi công không chỉ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lớn mà sự rung lắc của cẩu khiến tường của nhiều ngôi nhà bị nứt, xà và cột cũng xuất hiện các vết nứt. Việc lắp đặt cẩu trục như trên đã vi phạm Trật tự xây dựng đô thị, cụ thể là đã gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; đồng thời vi phạm các quy định về tiếng ồn và độ rung. Theo đó, có thể coi hành vi của đơn vị thi công đã vi phạm khoản 10 Điều 12 "Các hành vi bị nghiêm cấm" theo Luật Xây dựng 2014: "Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng." Cụ thể như sau

I./ Vi phạm Trật tự xây dựng đô thị

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định rằng: 

"1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;

b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại."

Về việc xử phạt, căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

"Xử phạt hành vi thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận, công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình."

II./ Vi phạm các quy định về tiếng ồn và độ rung được xử lý như sau:

Khi công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong đêm, ảnh hưởng khu vực lân cận gây khiếu kiện; …. thì phải ngừng thi công xây dựng. Việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận.

+ Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm  hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Vi phạm các quy định về tiếng ồn bị xử phạt như sau:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này."

+ Căn cứ vào khoản 1 & 3 Điều 18 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 5 dB;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 5 dB đến dưới 10 dB;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;

i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm c, d, đ và e Khoản 1 và các Điểm c, d, đ và e Khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm g, h và i Khoản 1 và các Điểm g, h và i Khoản 2 Điều này.

Trên đây là những giải đáp từ phía Công ty chúng tôi cho thắc mắc của Quý khách hàng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty.

Trân Trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *