Người khác chuyển nhầm tiền cho mình thì mình có được giữ lại không?

Hỏi Đáp Pháp LuậtDanh mục đơn: Tư Vấn Luật ChungNgười khác chuyển nhầm tiền cho mình thì mình có được giữ lại không?
AvatarTùng hỏi 4 năm trước

Tôi có nhận được số tiền chuyển nhầm của người khác vào số tài khoản ngân hàng của mình. Nếu tôi không trả lại họ thì tôi có bị gì không?

1 Answers
Chuyên viên NP Tú TrinhNP Tú Trinh Trả Lời 4 năm trước

 
NPTLAWYER tư vấn cho bạn:
 
Pháp luật quy định chủ sở hữu có ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm các quyền này của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu đồng ý thì người khác vẫn có thể chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
Vì vậy, nếu chủ sở hữu số tiền trên phát hiện họ đã chuyển nhầm và yêu cầu bạn phải trả lại (bạn đang chiếm giữ tài sản của người khác). Nếu bạn vẫn cố tình không trả lại hoặc sử dụng số tiền đó trái phép thì bạn có thể bị xử lý hình sự về:
(1) Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Trong trường hợp của bạn là bạn đang giữ số tiền chuyên khoản, nếu số tiền này có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng thì bạn có thể bị xử lý hình sự về tội nêu trên.
(2) Tội sử dụng trái phép tài sản
“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Nếu như số tiền bạn nhận được có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 và bạn đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác trước đó hoặc đã bị kết án về tội này thì bạn có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội này.
Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc các trường hợp nêu trên vì các dấu hiệu để cấu thành tội phạm không đủ thì bạn có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể:
Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Do vậy, bạn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác, hoặc có thể bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
DO VẬY, NPTLAWYER khuyến cáo rằng bạn phải thông báo công khai và báo cho chính quyền địa phương để xác định chủ sở hữu của số tiền này và trả lại cho họ.
Khoản 2 Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
…”
.
NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên sẽ hữu ích cho bạn.
 
Trân trọng!

Related posts

Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có phải bồi thường không?

Tuyền

Công ty cho thôi việc do không hoàn thành công việc có đúng không?

Lâm

Tư vấn giúp mình thủ tục thành lập công ty bán lẻ rượu?

Lâm

Chi phí khi mua hàng hóa không có hóa đơn có được xem là chi phí hợp lý không?

Tiến

Bố mẹ lập di chúc không để lại tài sản cho con có được không?

Lài

CÓ ĐƯỢC GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI ĐÃ LY HÔN?

Tiến

Cho bạn vay tiền nhưng không có giấy tờ gì có đòi được không?

Tâm

Ly hôn, chồng vay tiền ngân hàng tôi có phải trả cùng không?

Trang

Phạt tiền người lao động có đúng pháp luật hay không?

Uyên

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More