CÓ ĐƯỢC GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI ĐÃ LY HÔN?

Hỏi Đáp Pháp LuậtDanh mục đơn: Tư Vấn Luật ChungCÓ ĐƯỢC GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI ĐÃ LY HÔN?
AvatarTiến hỏi 4 năm trước

Tôi và vợ đã ly hôn được hơn một năm, hai đứa con vợ tôi đều nuôi cả. Nhưng kể từ sau ly hôn vợ cũ của tôi đều cấm cản tôi gặp các con và còn mang các con về quê. Nghe mọi người bảo vợ cũ của tôi đang thất nghiệp, tôi rất thương và lo cho các con. Vậy giờ tôi có thể đòi lại quyền nuôi các con được không ạ? Tôi xin cám ơn.

1 Answers
Chuyên viên NP Tú TrinhNP Tú Trinh Trả Lời 4 năm trước

NPTLAWYER tư vấn cho bạn:
 
Theo Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
 
“a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
 
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
 
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có căn cứ, chứng minh được rằng vợ bạn không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục các con thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cho anh.
Đối với hành vi cản trở bạn thăm con thì vợ cũ của bạn đã vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân gia đình. Việc cản trở này của vợ bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 VND đến 300.000 VND.
 
TUY NHIÊN, để có đủ căn cứ yêu cầu khởi kiện thì bạn phải cung cấp được các chứng cứ để chứng minh các vấn đề sau vì các chứng cứ này sẽ là lợi thế để Tòa xem xét trao quyền nuôi con cho bạn:
+ Thu nhập của bạn phải đảm bảo quyền nuôi con hơn vợ bạn (thu nhập cao hơn).
+Bạn có công việc ổn định hơn, tốt hơn vợ bạn .
+ Bạn có nhà ở ổn định đảm bảo về việc ăn ở, đi học của con.
+ Bạn có môi trường tốt để các con được học tập, vui chơi … tốt hơn so với môi trường của vợ cũ.
=>  Chứng minh bạn có điều kiện vật chất dành cho con tốt hơn là vợ cũ => Từ đó dành lợi thế nuôi con.
+ Bạn phải chứng minh từ trước đến bây giờ bạn không có hành vi bạo lực gia đình, đạo đức tốt. Các con của bạn nếu làm chứng được điều này thì cũng là một lợi thế.
+ Bạn phải chứng minh được bản thân luôn thương yêu, dành tình cảm cho con, dành mọi thứ tốt nhất cho con.
+ Chứng minh có đủ thời gian dành cho con, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con vui chơi giải trí, học tập hơn là vợ cũ của bạn .
=> Chứng minh tình cảm yêu thương của bạn dành con cái và bạn sẵn sàng dành thời gian để chăm sóc và giáo dục các con.
+ Chứng minh vợ cũ thất nghiệp  => Để chứng minh việc vợ cũ của bạn không có đủ điều kiện vật chất để nuôi con.
+ Bạn cũng nên về quê vợ để tìm hiểu thêm về môi trường sống, môi trường học tập của các con khi ở với mẹ thế nào. Nếu bạn có cơ sở để chứng minh môi trường sống và học tập của các con không tốt thì bạn có thể đưa ra thêm bằng chứng thuyết phục để Tòa xem xét.
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm nhiều chứng cứ khác để chứng minh lợi thế của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý nghĩa vụ của mình là phải cấp dưỡng đầy đủ cho con cái bạn. Vì nếu bạn không cấp dưỡng đầy đủ thì cũng là một trong các căn cứ để vợ bạn cho rằng bạn không thương yêu con, không giúp đỡ vợ cũ chăm sóc, giáo dục con cái.
Bạn cũng nên nhớ lại xem trước đây bạn có la mắng hay thường xuyên đánh đập các con không? Vì nếu vợ bạn hoặc con bạn có căn cứ cho rằng bạn thường xuyên hành hạ, bạo lực, chửi rủa các bé thì cũng là bất lợi của bạn Bạn cũng nên thăm dò tình cảm của các bé hiện tại đối với bạn ra sao?
Sau khi bạn chắc chắn có đủ chứng cứ để chứng minh các điều kiện có lợi của bản thân nêu trên và điều kiện bất lợi của vợ mình thì bạn có thể làm thủ tục yêu cầu thay đổi người nuôi con.
NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên sẽ hữu ích cho bạn.
Trân trọng!

Related posts

Người khác chuyển nhầm tiền cho mình thì mình có được giữ lại không?

Tùng

Tư vấn giúp mình thủ tục thành lập công ty bán lẻ rượu?

Lâm

Ly hôn, chồng vay tiền ngân hàng tôi có phải trả cùng không?

Trang

Cho bạn vay tiền nhưng không có giấy tờ gì có đòi được không?

Tâm

Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có phải bồi thường không?

Tuyền

Bố mẹ lập di chúc không để lại tài sản cho con có được không?

Lài

Con trai tôi hai tuổi rưỡi, nếu ly hôn chồng thì tôi có được nuôi con không?

Oanh

Phạt tiền người lao động có đúng pháp luật hay không?

Uyên

Chồng chết có phải làm thủ tục ly hôn trước khi kết hôn với người khác không?

Long

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More