Kính gửi Diễn Đàn Luật;! Tôi muốn được giải đáp câu hỏi như sau: Người con riêng lấy đất của mẹ tôi đem hiến cho HTX, sau đó xin lại đất và HTX (1993) lúc ấy không hiểu sao chấp nhận và cấp đất lại lấy tên người con riêng. Nhưng đến năm 2002 người con riêng làm giấy trả đất cho tôi.

Rồi năm 2003 lại ra các cấp có thẩm quyền xin ra giấy. Và được cấp giấy vào năm 2004. Còn tôi dựa vào nguồn gốc đất ban đầu cùng di chúc của mẹ và giấy giao trả đất của người con riêng cũng được cấp sổ vào năm 2012. Nếu ra Tòa thì tôi dựa vào yếu tố nào để có thể tranh luận. Tôi rất mong được quý luật sư hướng dẫn.

Tôi chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến  gọi:    

 

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật đất đai năm 2013

– Bộ luật dân sự năm 2005

– Luật Công chứng năm 2014

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013

– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2. Nội dung tư vấn:

– Đối với trường hợp của bạn, việc người con riêng tự ý lấy giấy tờ mảnh đất mang tên mẹ bạn đem đưa cho hợp tác xã mà không có sự đồng ý của mẹ bạn như vậy là vi phạm pháp luật vì người con riêng này không phải chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất nên không có quyền chuyển nhượng hay tặng cho một cá nhân hay tập thể nào, cơ quan nào. Vì thế mà mọi giấy tờ người này được cơ quan Nhà nước cấp đều không hợp pháp và không có giá trị pháp lý. Do vậy, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại. Hơn nữa, theo như cách bạn diễn đạt thì trong bản di chúc người mẹ của bạn là chỉ định bạn là người thừa kế mảnh đất này theo đúng quy định tại Điều 648 BLDS năm 2005 về quyền của người lập di chúc

"Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản"

Như vậy, trong bản di chúc chỉ định bạn là người thừa kế hơp pháp thì bạn mới là chủ sở hữu của mảnh đất này và bạn có toàn quyền khởi kiện để yêu cầu người con riêng không được thực hiện các quyền đối với mảnh đất khi không có sự cho phép của bạn. Để hợp pháp hóa vấn đề thừa kế này, bạn cần làm thủ tục nhận di sản thừa kế như sau:

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thì bạn cần phải tiến hành các bước cơ bản sau:

Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng

Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

– Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn

– Di chúc

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản

Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Sau khi nội dung di chúc được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:

Theo quy định Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Bước 1: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.

– Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

– Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

– Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

– Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

– Giấy chứng tử;

– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có miếng đất đó để biết rõ hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Như vậy, khi bạn tiến hành đầy đủ các thủ tục trên thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa yêu cầu hủy các giấy tờ mà người con riêng đang sử dụng và yêu cầu người con riêng dừng mọi hoạt động đối với mảnh đất này. Còn nếu bạn không muốn tiến hành các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trên thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa và chứng cứ cho yêu cầu khởi kiện của bạn được chấp nhận chính là bản di chúc (yêu cầu bản di chúc phải hợp pháp) để bạn có thể bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *