Thưa Nptlawyer.com ;, Tôi muốn hỏi: Tân và Hoài cưới nhau được 12 năm, có một bé gái tên Kiều được 11 tuổi. Hoài làm công nhân may cho một khu công nghiệp còn Tân làm công nhân cho một công ty đồ gỗ. Mỗi khi uống rượu say về là Tân thường xuyên đánh Hoài nhưng sau đó cứ tỉnh lại Tân lại xin lỗi Hoài. Hành vi của Tân có vi phạm pháp luật không ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

 

Trả lời:

Hành vi đánh đập vợ con của anh Tân đã vi phạm pháp luật và vi phạm về cả đạo đức. Không ai có thể chấp nhận những hành vi bạo lực gia đình của anh Tân, hành vi của anh Tân đã vi phạm vào Luật phòng, chống bạo lực gia đình gia đình.

Theo Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì những hành vi bạo lực gia đình gồm: 

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện trên nguyên tắc thể hiện ở Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.”

Hành vi bạo hành trong gia đình thì ngoài việc can thiệp của các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cần phải có sự dũng cảm và mạnh mẽ của chính những nạn nhân bị bạo lực gia đình. Họ phải cương quyết phản đối và chống lại những hành vi bạo hành thì họ mới có thể thoát khỏi tình trạng bị bạo hành.

Để thoát khỏi tình trạng bị anh Tân đánh đập thường xuyên thì chị Hoài phải mạnh mẽ, dũng cảm phản đối những hành vi đánh đập của anh Tân, không nên có thái độ cam chịu như vậy.

Ngoài ra chị Hoài và bé Kiều có thể nhờ sự can thiệp của các tổ chức như công an khu vực, Ủy ban nhân nhân phường và Hội phụ nữ tại địa phương để có biện pháp xử lý hàn vi bạo hành của anh Tân cũng như có thể có được biện pháp bảo vệ sự an toàn tính mạng và cuộc sống bình an cho mẹ con chị Hoài.      

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

———————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *