Thưa luật sư. ​Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn tại tòa án, khi đang sống chung, chúng tôi có 1 số tiền gửi tiết kiệm nhưng ra tòa vợ tôi nói không có số tiền này. Tôi có đề nghị tòa án tiến hành thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa số tiền này do đứng tên vợ tôi trong sổ tiết kiệm nhưng tòa án yêu cầu tôi nộp 1 số tiền để làm biện pháp bảo đảm nhưng tôi không có điều kiện.

Nay tôi có dự định đề nghị tòa án tiến hành thu thập chứng cứ tại ngân hàng, chứng cứ thời kỳ hôn nhân vợ tôi có đứng tên gửi tiền tiết kiệm của vợ chồng tại ngân hàng. Vậy liệu có được không ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về việc xác định tài sản chung của vợ chồng. 

Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, trừ trường hợp đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ; chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng, thì tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Thời điểm bắt đầu của thời kỳ hôn nhân là thời điểm đăng ký kết hôn. Theo thông tin bạn cung cấp, thì khoản tiền gửi tiết kiệm đó là của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc sở hữu chung của cả 2 vợ chồng. Về số tiền lãi gửi tiết kiệm mà vợ chồng bạn nhận được hàng tháng cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai, về việc vợ bạn đứng tên với số tiền và vàng gửi tiết kiệm. Mặc dù người vợ là người đứng tên trong sổ tiết kiệm, nhưng phần tài sản này là  tài sản chung của vợ chồng. Bởi vậy, khi ly hôn người vợ không có quyền đòi toàn bộ phần tài sản này, bao gồm cả tiền lãi phát sinh. Trong trường hợp của bạn, vợ bạn không khai báo về khoản tiền tiết kiệm này thì bạn có quyền thu thập các chứng cứ tại ngân hàng, chứng cứ thời kỳ hôn nhân vợ bạn có đứng tên gửi tiền tiết kiệm của vợ chồng tại ngân hàng để đảm bảo quyền lợi đối với khoản tiền đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *