Phạm vi và đối tượng được bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính và tư pháp. Như vậy, các thiệt hại do hoạt động xây dựng pháp luật gây ra chưa được Nhà nước bồi thường. Luật còn quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) đối với các thiệt hại gây ra trong quá trình thi hành án dân sự và hình sự.

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần mà thuộc các trường hợp đã được quy định trong Luật TNBTCNN thì Nhà nước bồi thường. Cá nhân, tổ chức được hiểu bao gồm cả cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong từng lĩnh vực:

Bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước: Điều 13 của Luật đã liệt kê 11 nhóm hành vi mà nếu gây ra thiệt hại thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Đây là những hành vi có ảnh hưởng lớn đến các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do thân thể, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sở hữu… do đó cần được Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt , bằng cách cam kết sẽ bồi thường nếu các hành vi này gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Như vậy, thiệt hại do các hành vi khác (không được quy định trong Điều 13 của Luật) gây ra thì không được Nhà nước bồi thường. Tuy nhiên, để thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tại Điều 13, Luật đã quy định thêm khoản 12, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại gây ra trong các trường hợp khác nếu được pháp luật quy định.

Bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự : Điều 26 của Luật đã liệt kê các trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có các đặc điểm: Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi khi người bị thiệt hại bị oan- tức là không thực hiện hành vi phạm tội mà bị điều tra, truy tố, xét xử; không đặt vấn đề lỗi của người thi hành công vụ, tức là, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hại được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này.

Vấn đề bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự và pháp luật về tố tụng, nhưng khác so với bồi thường trong tố tụng hình sự, vấn đề bồi thường trong 2 lĩnh vực tố tụng này chưa có pháp luật quy định cụ thể. Khắc phục tình trạng này, Luật TNBTCNN đã quy định cụ thể 4 trường hợp được Nhà nước bồi thường (Điều 28)

Bồi thường trong hoạt động thi hành án: Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự thì theo Điều 38, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 8 nhóm hành vi của người thi hành công vụ gây ra; đối với lĩnh vực thi hành án dân sự thì theo Điều 39, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 4 nhóm hành vi của người thi hành công vụ gây ra.

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900 6168

 

Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu bồi thường và trách nhiệm bồi thường:

Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu bồi thường: Quan hệ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định là quan hệ dân sự đặc thù, vì vậy, khác với các quan hệ pháp luật dân sự thông thường, Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà Nước không quy định cho người bị thiệt hại được quyền làm đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường ngay sau khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị vi phạm. Theo quy định tại Điều 4 của Luật thì quyền này chỉ phát sinh khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường. Việc quy định như vậy là thể hiện rõ một trong những nguyên tắc xuyên suốt của Luật TNBTCNN là phải bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và lợi ích của Nhà nước, tức là Luật TNBTCNN được ban hành là nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức người bị thi hành công vụ gây thiệt hại nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền. Như vậy, nếu quy định quyền yêu cầu bồi thường phát sinh ngay từ thời điểm người bị thiệt hại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của  mình bị vi phạm thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Luật này; có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại; có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này; Có thiệt hại thực tế đối với người bị thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra trong trường hợp quy định tại Điều 26 của Luật này.

Kinh phí bồi thường:

Luật TNBCNN quy định, trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương; trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương. Việc lập dự toán kinh phí bồi thường do cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị cùng cấp thực hiện trên cơ sở căn cứ vào thực tế bồi thường của năm trước để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về NSNN và được phân bổ cho các cơ quan, đơn vị  khi có yêu cầu chi trả tiền bồi thường kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bồi thường lập quyết toán kinh phí đã chi trả bồi thường, tổng hợp chung trong quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước

Luật TNBCNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2010.

Nguồn: Tài liệu Văn phòng Chủ tịch nước

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————————

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp ;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp ;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội ;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp ;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại ;
6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *