Trong bối cảnh chính quyền trung ương đang tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp để mỗi địa phương có thể phát huy quyền chủ động, sáng tạo của mình trong quản lý nhà nước ở địa phương, các cấp chính quyền địa phương phải làm gì để quản lý và phát triển?

Chính quyền địa phương có thể sử dụng pháp luật như một công cụ quan trọng để quản lý và phát triển, thậm chí quản lý tốt và phát triển bền vững. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương các cấp phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương mình. Tuy nhiên việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trong suốt một thời gian dài chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh cụ thể, vì vậy mỗi địa phương dựa vào kinh nghiệm mà xây dựng cách thức, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của riêng mình, do vậy công tác ban hành văn bản trong thời gian qua đã chưa thật sự đi vào nề nếp. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 4 năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý quan trong cho công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi:  –

1. Mặc dù cơ sở pháp lý đã có, trình tự, thủ tục ban hành tương đối cụ thể nhưng nhìn chung công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương vẫn chưa thực sự đi vào nề nếp, chất lượng văn bản chưa cao. Một trong những biểu hiện, đó là:

– Chưa tham mưu được nhiều trong chính sách, pháp luật phục vụ sự phát triển bền vững của nền kinh tế; tính khả thi của chính sách, pháp luật chưa được quan tâm đầy đủ; chưa kịp thời phát hiện các vấn đề bức xúc để tham mưu, đề xuất về chính sách đầu tư, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân; công tác hoàn thiện thể chế chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, chưa thực sự bám sát yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

– Tính khả thi, cụ thể của một số văn bản còn thấp;

– Tính ổn định pháp luật ở một số lĩnh vực chưa cao (kinh tế, tài chính, ngân hàng…);

– Chất lượng thẩm định tuy được nâng cao nhưng còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng, tiến độ.

2. Có thể thấy được những biểu hiện trên là do:

– Năng lực bám sát, hiểu biết đời sống kinh tế – xã hội của đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật còn hạn chế.;

– Chưa thực hiện tốt việc huy động đầy đủ sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, người thực hiện; chưa nhận thức đúng giá trị kiến thức thực tế phục vụ công tác xây dựng pháp luật;

– Vai trò của các tổ chức Pháp chế ngành ở nhiều cơ quan chưa được phát huy đúng mức.

3. Nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính ở địa phương và phục vụ cho yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước, theo chúng tôi phải thực cải tiến quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như sau:

– Phải thay đổi cách tư duy trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; coi việc nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành; xem đây là một ngành khoa học trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền địa phương;

– Xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành trong các lĩnh vực quản lý của địa phương như bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

– Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải triệt để tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

– Cần phải xác định rõ thẩm quyền của Hội ��ồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từng cấp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

– Cải cách phương thức ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân ba cấp theo hướng: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trực tiếp quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đảm bảo vị trí Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

– Đảm bảo tính công khai, minh bạch cho các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình soạn thảo, ban hành; xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện văn bản sau khi ban hành;

– Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, rà soát văn bản kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp để tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm phát huy hiệu qủa trong việc áp dụng; kịp thời xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các lĩnh vực quản lý nhà nước đã được văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp hoặc ủy quyền cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành;

– Các sở, ban, ngành phải phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chương trình ban hành Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh;

– Các sở, ban ngành tỉnh kiện toàn và bố trí đội ngũ cán bộ pháp chế ngành chuyên trách đảm bảo trình độ, năng lực để có thể làm tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản đảm bảo chất lượng và khả thi;

– Các cơ quan tư pháp địa phương tập trung tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong việc xây dựng các văn bản pháp luật phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương, nhất là điều hành phát triển kinh tế xã hội;

– Tạo chuyển biến trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện kết quả kiểm tra văn bản, chú trọng công tác tự kiểm tra; xây dựng đội ngũ cộng tác viên sâu rộng để nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề “nóng”, những vấn đề xã hội bức xúc.

SOURCE: TÁC GIẢ CUNG CẤP – BÙI DƯƠNG PHÚ – Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

2. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

3. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

4. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *