Kính thưa Luật sư!. Tôi có một vấn đề cần nhờ sự tư vấn, giúp đỡ của quý Luật sư như sau: Ông A là người đã thi hành xong án theo quyết định của TAND huyện vào 28/12/2010 bằng công văn hủy bỏ hạn chế giao dịch dân sự của THADS huyện 28/12/2010; 30/12/2010 tôi có mua 1 lô đất 2500m2 của ông A.

Ngày 30/12/2010 tôi có mua 1 lô đất 2500m2 của ông A đã làm thủ tục hợp đồng xong gửi ra văn phòng đăng ký QSD Đ, nhận giấy hẹn 21 ngày. Hết thời hạn tôi ra văn phòng đăng ký QSD Đ thì được biết có công văn của TAND huyện 06/01/2011 ngăn chặn ông A chuyển nhượng cho tôi, lý do ông A phải thi hành án dân sự với người khác. Ngày 10/5/2011 TAND huyện hủy ngăn chặn ông A, THADS quyết định ngăn chặn 10/5/2010, ngày 22/6/2011 THADS kê biên lô đất trên của tôi, nói rằng lô đất đó của ông A vì bìa đỏ chưa sang tên tôi và hướng dẫn tôi sang kiện ông A. Tôi làm đơn kiện lên TAND huyện không thụ lý vì hợp đồng giữa chúng tôi không có tranh chấp. Đã rất nhiều lần kiến nghị các cấp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Hỏi hợp đồng của chúng tôi có bị hủy không, và nếu không thì THADS huyện kê biên tài sản của tôi có đúng không. Giờ tôi phải làm gì?.Mong tư vấn của luật sư.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Vấn đề của bạn đã được đội ngũ Luật sư chúng tôi nghiên cứu dựa trên một số quy định của pháp luật điều chỉnh. Chúng tôi xin được phân tích theo hướng cụ thể như sau:

 

1.Cơ sở pháp luật: 

– Luật đất đai năm 2013

– Bộ luật dân sự năm 2005

– Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

– Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC  Hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

2.Nội dung tư vấn:

Trước tiên, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi nhận thấy:" Ông A là người đã thi hành xong án theo quyết định của TAND huyện vào 28/12/2010 bằng công văn hủy bỏ hạn chế giao dịch dân sự của THADS huyện 28/12/2010". Tức là Ông A không còn nghĩa vụ phải Thi hành án dân sự nữa, sau 2 ngày thi hành án dân sự theo quyết định của TAND tức "Ngày 30/12/2010 tôi có mua 1 lô đất 2500m2 của ông A". Nhưng sau đó TAND lại có Công văn vào ngày TAND huyện 06/01/2011 ngăn chặn ông A chuyển nhượng cho tôi, lý do ông A phải thi hành án dân sự với người khác. 

Như vậy, đây là Thi hành án (lần 2) và thời điểm bạn Nhận chuyển nhượng Lô đất đó thì A hoàn toàn không phải thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào hay phải Thi hành án cho ai nên vấn đề của bạn sẽ được xem xét như sau:

2.1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sự dụng đất.

Tại Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định cụ thể về hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật (không bị hiệu).

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp " Cả 2 bên  đã làm thủ tục hợp đồng xong gửi ra văn phòng đăng ký QSD Đ" như vậy về hình thức hợp đồng của bạn đã đắp ứng điều kiện về hiệu lực của giao dịch như đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Điều 75. Giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án

1. Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Theo đó, ở đâyu sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

+, TH1: Thuộc khoản 1 – điều 75 Luật này thì bạn phải khởi kiện lên TAND, trong Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này

+, TH2: Thuộc  vào khoản 2 đ- điều 75 Luật này nếu là Giao dịch dân sự do giả đó là:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

2.1, Quy định về việc Chấp hành viên Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án .

Theo Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC có quy định cụ thể như sau:

Điều 6. Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án

1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất:

Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

      c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

Tóm lại,đối với trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy đang là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay, thực tế quy định pháp luật về Thi hành án dân sự cũng chưa thực sự cụ thể và còn nhiều bấp cập. Tuy nhiên,có 2 vấn đề như sau:

-Vệc bạn đã khởi kiện nhưng TAND không tiến hành thụ lý vì thực tế không xảy ra tranh chấp thì bạn phải chứng minh được việc nhận chuyển nhượng đó không trái với quy định của pháp luật, nhất là không trái với Khoản 1- Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

– Nếu chưa có quyết định của TAND tuyên bố giao dịch dân sự giữa bạn và Ông A là "Vô hiệu" mà Chấp hành viên của Cơ quan Thi hành án đã tiến hành Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án là trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *