Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức nào?

NPTLAWYER trả lời:

Cách 1: Thành lập tổ chức kinh tế mới (pháp nhân) tại Việt Nam (Điều 22 Luật đầu tư 2014)

Với hình thức này giúp nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý và sở hữu doanh nghiệp ngay từ khi thành lập. Tuy nhiên, để thực hiện cách này thủ tục sẽ phức tạp và cần nhiều thời gian hơn hình thức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế Việt Nam đang hoạt động.

Cách 2:  Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (doanh nghiệp đang hoạt động) (Điều 24, 25, 26 Luật đầu tư 2014)

Hình thức này đơn giản và tiết kiệm thời hạn hơn so với hình thức Thành lập tổ chức kinh tế mới. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cân nhắc, thực hiện, rà soát (due dilligence) chặt chẽ để đánh giá tiềm năng phát triển và giá trị của công ty Việt Nam đang có ý định góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp.

Cách 3: Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Điều 27 Luật đầu tư 2014)

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng với nhau để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Cách 4: Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Điều 28, 29 Luật đầu tư 2014)

Các nhà đầu tư ký kết hợp đồng nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *