Thưa luật sư, Xin lời đáp: Trường hợp phân chia di sản chung của 2 vợ chồng (Quyền sử dụng đất), trong đó người chồng đã mất và có 2 con nhỏ chưa thành niên thì người mẹ có phải là giám hộ đương nhiên của 2 con không và người mẹ có thể đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn Luật Đất đai  gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005;

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2. Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày thì đây là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, xác định tài sản này sẽ được chia đôi theo quy của luật hôn nhân và gia đình 2014. Hiện nay, người chồng đã mất thì số tài sản của người chồng sẽ thực hiện việc chia tài sản tài sản thừa kế theo pháp luật. 

Căn cứ khoản 1 Điều 676 BLDS 2005:  "Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Theo đó người mẹ và hai người con nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Nếu người mẹ muốn đứng tên phần đất này thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của hai người con chưa thành niên. Trường hợp người chồng còn bố, mẹ thì bố, mẹ chồng cũng phải xác nhận vào văn bản này. 

Tuy nhiên, hai người con này chưa thành niên nên cần có người giám hộ theo quy định BLDS 2005:

Ðiều 65. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;giám xác
  2. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
  3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Ðiều 66. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
  2. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

 Theo đó, trường hợp hai người con không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch thì trực tiếp người mẹ sẽ đại diện xác lập cho hai người này. Khi có xác nhận này thì người mẹ có thể tự đứng tên phần đất này. 

Tham khảo bài viết liên quan:

Tình huống chia tài sản thừa kế ?

Chia tài sản thừa kế cho con riêng của chồng?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *