Kính gửi Nptlawyer.com ;! Tôi xin được có một câu hỏi về vấn đề đất đai cần được tư vấn: Gia đình tôi có một mảnh đất đấu thầu đã được 20 năm, chưa có sổ đỏ. Hiện nay khi chính quyền có dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường qua nhà tôi có chủ chương vận động nhân dân hiến đất. Nhưng do còn nhiều bất cập mà gia đình tôi và một số gia đình khác vẫn còn chưa chấp thuận.

 Cán bộ xã, huyện có mấy lần đến thuyết phục, vận động gia đình hiến đất nhưng có thái độ thiếu lịch sự, như nói "chống đối", "ích kỉ", "không vì lợi ích chung",… và nhiều nguyên khác nên gia đình chưa đồng ý tháo dỡ. Mấy ngày gần đây, do gia đình chưa đồng ý, nên cán bộ xã quay sang gửi giấy mời gia đình lên ủy ban giải quyết, lấy lý do là gia đình xây dựng trái phép. Trong khi đó gia đình tôi đã xây dựng hơn 16 năm nay, tất cả những gia đình khác trên con đường đều xây dựng như vậy và cũng chưa nhà ai có sổ đỏ. Vậy nhưng xã lại chỉ gửi giấy mời duy nhất gia đình tôi và một gia đình khác (cũng chưa đồng ý tháo dỡ) lên họp về việc xây dựng của gia đình. Vậy tôi muốn hỏi: 1. như vậy thì gia đình tôi có sai hay không? 2. việc xây dựng, sinh sống của nhà tôi trong suốt 16 năm qua, tới nay mới bị mời lên giải quyết có đúng hay không? 3. Khi lấy đất làm đường, chính quyền vận động hiến mà gia đình chưa chấp thuận có coi là chống đối không? Xin cảm ơn luật sư, mong sớm nhận được sự tư vấn giúp gia đình tôi.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

2. Luật sư tư vấn:

2.1.Thứ nhất về vấn đề UBND xã mới các hộ lên là đúng hay sai? Việc xây dựng, sinh sống của nhà tôi trong suốt 16 năm qua, tới nay mới bị mời lên giải quyết có đúng hay không?

–  Căn cứ Điều 3 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý vi phạm như sau: 

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm

1. Công trình xây dựng, bộ phận công trình (sau đây gọi tắt là công trình xây dựng) vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ở công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm phải bị xử lý theo những quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan."

Tiếp theo, Căn cứ Điều 4 Nghị định 180/2007/NĐ-CP:

"Điều 4. Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

1. Ngừng thi công xây dựng công trình.

2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng."

Căn cứ Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:

"Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.

3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;

b) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính."

Căn cứ Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

"Điều 8. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau."

Như vậy,  theo quy định trên thì thời hiệu để xử lý vi phạm với hành vi của bạn là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Do đó bạn cần xác định thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xác định việc UBND xã mời bạn lên với lý do bạn xây dựng không có giấy phép.

2.2.Thứ hai về vấn đề Khi lấy đất làm đường, chính quyền vận động hiến mà gia đình chưa chấp thuận có coi là chống đối không? 

Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật đất đai năm 2013:

"2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản."

Như vậy, trong trường hợp này khi bạn nhận được quyết định thu hồi hợp pháp mà bạn không chấp hành thì hành vi của bạn là vi phạm và bạn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.

Tham khảo bài viết liên quan:

UBND xã thu hồi đất

Giải đáp về việc thu hồi đất ?

Các trường hợp thu hồi đất ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *