Kính chào Nptlawyer.com ;. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Cho em hỏi. Em đã vay ngân hàng VCB để mua nhà dự án. đến nay em đã nhận được nhà mà em muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Ngân hàng đang giữ hợp đồng mua bán gốc của em. Em muốn tự đi làm để giám chi phí khi làm qua chủ đầu tư.

Vậy Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào khi em làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. có quy định trong luật gì và điều số bao nhiêu không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.Y

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự  của Nptlawyer.com ;. 

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến : .

Trả lời:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý :

Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo nghị định 71/2010/NĐ-CP

Nội dung phân tích:

Điều 7. Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:

1. Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đang trong quá trình xây dựng thì hồ sơ thế chấp gồm có:

a) Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (01 bản gốc); các biên lai, hóa đơn thu tiền của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (01 bản gốc, nếu có). Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua của chủ đầu tư để bán lại cho khách hàng thì phải có thêm hợp đồng mua bán được ký kết giữa chủ đầu tư với doanh nghiệp này (01 bản sao có chứng thực). Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải có thêm bản gốc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Biên bản nghiệm thu nhà ở đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật xây dựng (01 bản sao có chứng thực);

d) Giấy xác nhận giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản hoặc có tên trong danh sách được Sở Xây dựng nơi có dự án nhà ở xác nhận thuộc diện phân chia tối đa không quá 20% sản phẩm nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở nếu là nhà ở thương mại (01 bản gốc);

đ) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (01 bản sao có chứng thực).

2. Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đã được bàn giao thì hồ sơ thế chấp gồm có:

a) Các loại giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, d và Điểm đ Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản bàn giao nhà ở được ký kết giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với bên thế chấp (01 bản gốc).

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Quyền của bên thế chấp:

a) Từ chối các yêu cầu của bên nhận thế chấp không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và quy định của pháp luật;

b) Được nhận lại giấy tờ trong hồ sơ thế chấp quy định tại Điều 7 của Thông tư này và Giấy chứng nhận (nếu có) ngay sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp hoặc trường hợp bên thế chấp thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thay thế tài sản bảo đảm khác khi được bên nhận thế chấp đồng ý;

c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của bên thế chấp:

a) Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng thế chấp;

b) Cung cấp đầy đủ hồ sơ thế chấp theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

c) Cùng với bên nhận thế chấp thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp tại các tổ chức hành nghề công chứng và đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp nhà ở theo quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư này; phối hợp với bên nhận thế chấp đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai khi nhà ở hoàn thành việc xây dựng, bàn giao và được cấp Giấy chứng nhận;

d) Trong trường hợp nhà ở thế chấp bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy hoặc không thể hoàn thành việc xây dựng vì lý do khách quan hoặc bị dừng quá trình xây dựng thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận thế chấp (nếu có);

e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật dân sự và giao dịch bảo đảm.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Quyền của bên nhận thế chấp:

a) Yêu cầu bên thế chấp cung cấp đầy đủ hồ sơ nhà ở thế chấp theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành nhà ở thế chấp;

c) Được quyền định giá lại tài sản thế chấp định kỳ hoặc tại bất kỳ thời điểm nào theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng thế chấp để yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp hoặc biện pháp bảo đảm khác nếu xét thấy cần thiết;

d) Thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp;

đ) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhà ở bán cho bên thế chấp cung cấp thông tin liên quan đến nhà ở thể chấp, phối hợp với bên thế chấp làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thế chấp, tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành nhà ở thế chấp;

e) Yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp;

g) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký hoặc thay đổi thông tin đăng ký trong các trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp được xử lý, hủy bỏ hoặc chấm dứt thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

a) Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp;

b) Kiểm tra, xác minh nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện thế chấp theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

c) Không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hoàn thành xây dựng nhà ở thế chấp khi thực hiện việc giám sát, kiểm tra;

d) Giao lại các giấy tờ mà bên thế chấp đã nộp trong hồ sơ thế chấp, Giấy chứng nhận (nếu có) cho bên thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp hoặc trường hợp bên thế chấp thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thay thế bằng tài sản bảo đảm khác;

đ) Sau khi ký kết hợp đồng thế chấp và đăng ký thế chấp hợp đồng thế chấp, bên nhận thế chấp phải gửi văn bản cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để thông báo về việc bên mua nhà ở hình thành trong tương lai đã thế chấp nhà ở;

c) Bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp (nếu có);

g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Bạn đã vay vốn ngân hàng để mua nhà dự án. theo hình thức thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Thì ngân hàng có quyền giữ hợp đồng mua bán của bạn cho đến khi bạn nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thì ngân hàng sẽ thay đổi bằng việc giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thay vì hợp đồng mua bán cho đến khi bạn trả hết nợ ngân hàng. 

Nếu bạn muốn tự làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận, bạn cần thông báo cho ngân hàng và được ngân hàng đồng ý tạm giao hợp đồng gốc cho bạn để làm thủ tục cấp. Bên ngân hàng có nghĩa vụ phối hợp với bên thế chấp (bên bạn) làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thế chấp.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.           

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *