Kính thưa luật sư! Tôi là người Việt Nam, đang sinh sống ở VN, có chồng là người VN, định cư tại Canada, có quốc tịch canada. Hiện nay chồng tôi đang sống và làm việc tại Mỹ.

Xin hỏi luật sư như sau:

Hiện nay tôi muốn mua nhà ở tại VN bằng tiền và tài sản riêng của tôi, như vậy có được không? Nếu không được thì chúng tôi cần phải làm gì và làm như thê nào? tôi nghe nói phải làm cam kêt gì đó. Vậy xin hỏi, nếu phải làm cam kết thì phải làm ở đâu? ở Lãnh sự quán VN ở Mỹ hay lãnh sự quán Canada ở Mỹ?

Xin luật sư tư vấn giúp.

Chân thành cảm ơn.

Người gửi: Nguyen Paul Joseph

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số 

Trả lời:

Ý kiến thứ nhất:

Thứ nhất, vấn đề mua nhà ở tại Vn:  Bạn là người VN, sinh sống tại VN và có nguyện vọng muốn mua nhà tại chính VN nên vấn đề này rất đơn giản. Nó giống với trường hợp công dân sinh sống trong nước mua nhà tại chính đất nước mình sinh sống.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật nhà ở  quy định Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 126 của Luật này;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này.

Như vậy bạn hoàn toàn có quyền mua nhà ở tại Vn. Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và gửi đến UBND cấp huyện để xin được cấp.

Thứ hai, đăng kí tài sản riêng

Theo Điều 12 Luật nhà ở

Giấy chứng nhận sở hữu nhà sẽ được ghi tên

* Cá nhân nếu thuộc sở hữu của một cá nhân đó. Hoặc

* Cả hai vợ chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về tài sản riêng của vợ, chồng trong các điều khoản sau:

– Khoản 1 Điều 32: "Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân".

– Khoản 2 Điều 32: "Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung".

– Khoản 1 Điều 33: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này".

Căn cứ vào các quy định trên, dù ngôi nhà đó hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng nếu được mua bằng tiền của bạn (phải chứng minh được) và không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu không chứng minh được thì căn nhà trên là tài sản riêng của bạn thì đương nhiên nó được coi là tài sản chung và chồng bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ phải chứng minh Điều này.

Căn cứ rõ ràng để chứng minh ngôi nhà là tài sản riêng là những căn cứ đã nêu tại khoản 1 Điều 32 trên. Trường hợp của bạn là tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân và được mua bằng tài sản riêng của bạn thì để chứng minh được căn nhà là tài sản riêng của bạn thì chồng bạn có thể làm giấy công nhận (bản chất là cam kết tài sản riêng vợ chồng) để công nhận đó là tài sản riêng của bạn.

 

Ý kiến bổ sung thứ hai:

Theo tôi, bạn hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam bằng tài sản riêng của bạn. Vì theo luật nhà ở 2005 thì:

Điều 9. Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở;

1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho họ.

2. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 126 của Luật này;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này.

Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở;

Tổ chức, cá nhân có các điều kiện sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:

1. Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này;

2. Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vì bạn là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú tại Việt Nam và mua nhà ở bằng tài sản riêng của mình thì bạn thuộc vào trường hợp cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở. Việc sở hữu đó phải trên cơ sở tuân thủ quy định tại khỏa 2 Điều 10 Luật Nhà ở 2005.

Điều 12. Ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Nhà ở thuộc sở hữu của một tổ chức thì ghi tên tổ chức đó.

2. Nhà ở thuộc sở hữu của một cá nhân thì ghi tên người đó.

3. Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

4 Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu.

Vì bạn mua nhà ở bằng tài sản riêng của bạn nên bạn có quyền ghi tên mình trong giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Nếu bạn mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì theo điểm a khoản 1 Điều 11. luật nhà ở

a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:

Điều 14. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân.

Như vậy bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

b) Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng; giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hoá giá nhà ở; hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội; quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở; giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) đối với các trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Sơ đồ nhà ở, đất ở.

2. Chính phủ quy định cụ thể các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại Điều này phù hợp với từng trường hợp, từng thời kỳ, từng loại nhà ở tại khu vực đô thị và nông thôn.

Điều 16. Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tại khu vực đô thị, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:

a) Tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;

b) Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.

2. Tại khu vực nông thôn, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:

a) Tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;

b) Cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.

Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.

Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

4. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chủ sở hữu nhà ở phải nộp giấy tờ gốc của bản sao trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật này.

Tại khu vực nông thôn, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm thu giấy tờ gốc quy định tại khoản này đối với những trường hợp chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Uỷ ban nhân dân xã. Trong thời hạn mười ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân xã phải nộp giấy tờ gốc cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *