Thưa Luật sư, bên cạnh nhà em có một thửa đất khoảng 600m2 đó là đất nông nghiêp từ xưa, không có lối đi, muốn vào phải qua nhà em. Bố mẹ em muốn mua lại bằng hình thức viết tay đưa tiền không ra phường nhưng có người làm chứng để sau này có điều kiện là chuyển sang đất nhà. Liệu như vậy có được không?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2005 

Luật đất đai 2013 

Luật công chứng 2014 

Nội dung phân tích

Tại Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005 quy định "2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.".

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

"3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này".

Theo các quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai) thì bắt buộc phải công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Ở đây không thể thay thế hợp đồng công chứng bằng việc ký hợp đồng có người làm chứng được bởi xét về bản chất, 2 hình thức này hoàn toàn khác nhau. 

Theo khoản 1, 2 điều 2, Luật công chứng 2014 thì 

"1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng".

Chứng thực là hoạt động do cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể là UBND cấp xã, huyện thực hiện. Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.

Còn việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người làm chứng ở đây chỉ có thể công nhận được có hoạt động ký kết và có nội dung hợp đồng là như vậy mà không mang tính chất dịch vụ công như công chứng, chứng thực. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng sẽ đảm bảo an toàn pháp lý giao dịch, vì công chứng viên là người được đào tạo bài bản về công chứng, có trình độ, chuyên môn cao nên sẽ giúp các bên hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa gia đình bạn với gia đình hàng xóm cần lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *