Thưa luật sư, Địa phương em là thành phố trực thuộc tỉnh: Cách đây 3 năm thành phố có 1 đề án là đền bù đất cho dân nhưng chưa được tỉnh phê duyệt. Vì thông tin không chính xác chính quyền xã ko nắm rõ thông tin người dân cũng tưởng mình có xuất đất đền bù của nhà nước.

Vì vậy xã đã đồng ý cho nhân dân mua bán phần đất đó. Mỗi hợp đồng mua bán đất của người dân đều được xã đóng dấu xác nhận chứng thực đàng hoàng. Nay Tỉnh mới ký quyết định là không phê duyệt đề án của thành phố đề ra. Vậy là nhân dân ko có đất đền bù. Vậy phần đất đã mua bán của người dân là ko có thực.Xin hỏi luật sư là việc trên giải quyết như thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm? Thiệt hại cho người mua đất là rất nhiều. Bây giờ người bán đất cũng ko còn tiền để trả lại.

Người gửi: Minh Vu
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội.

2.Nội dung trả lời

Căn cứ Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Căn cứ Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.”

Căn cứ 136 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

Căn cứ Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Như vậy theo quy định của pháp luật  nếu bạn có căn cứ chứng minh giao dịch trên không đáp ứng điều kiện quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa án trong thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định. Và hai bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *