Tư vấn Dân sự

Bố vay nợ tiền thì con cái có phải trả thay?

Bố tôi có vay nợ tín dụng đen 100 triệu đồng nhưng lại dùng chứng minh nhân dân của tôi để vay tiền. Giờ bố tôi bỏ đi trốn nợ và chủ nợ đã đến gặp tôi đòi tôi phải trả tiền. Hiện tại, chủ nợ đang cầm chứng minh nhân dân của tôi. Vậy cho tôi hỏi chủ nợ bắt tôi phải trả nợ thay cho bố thì có đúng hay không? Tôi xin cảm ơn.

NPTLAWYER tư vấn cho bạn:

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và lãi (nếu có).

Trong trường hợp của bạn, bạn không phải là người thỏa thuận vay tiền và nhận tiền. Đồng thời, bạn cũng không hề có bất cứ bằng chứng, văn bản, cam kết nào xác nhận việc bạn sẽ trả nợ thay giúp bố bạn nên bạn sẽ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.

Ngoài ra, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Căn cứ phát sinh nghĩa vụ như sau:

Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Như vậy, việc chủ nợ giữ chứng minh nhân dân của bạn không phải là một trong các căn cứ pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ của bạn.

Do đó, trong trường hợp này, bạn không có nghĩa vụ phải trả thay cho bố bạn.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com.

 

Related posts

Mẫu tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận nuôi con

NP Tú Trinh

Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú có được không?

NP Tú Trinh

Mẫu Biên bản lấy ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ đồng ý cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài

NP Tú Trinh

Tư vấn lấy lại tiền cọc mua bán đất

NP Tú Trinh

Vợ chồng có được thỏa thuận phân chia tài sản trước khi kết hôn không?

NP Tú Trinh

Xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất

NP Tú Trinh

Mẫu Đơn xin con nuôi trong nước

NP Tú Trinh

Mẫu Biên bản lấy ý kiến cha mẹ đẻ và người giám hộ cho trẻ em làm con nuôi trong nước

NP Tú Trinh

Mẫu Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More