Thưa luật sư, em là Nguyễn Thị Yến Oanh 18 tuổi. Lần trước em có trao đổi với luật sư về việc nuôi con. Em có hai con và đã nghỉ học có thai khi chưa đủ tuổi, ở chung với mẹ chồng không được vì mẹ chồng ghét bỏ đối xử tệ với em và em cố gắng nhịn để sống nhưng bây giờ em muốn ra đi để học làm lại hai đứa con em để lại cho gia đình chồng lo vì họ đã đối xử tệ với em coi thường em vì vì không làm ra tiền. Em muốn dắt con theo nhưng không thể có điều kiện nuôi con vì em không kiếm ra tiền.

Câu hỏi được biên tập từ bộ phận tư vấn Luật Hôn nhân của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung phân tích:

Theo như bạn trình bày, thì chúng tôi sẽ giải quyết theo hướng hiện nay hai bên chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. 

Thứ nhất: Căn cứ vào những quy định trên, sau này bạn hoàn toàn có quyền được thăm con, nhận lại con của mình.

Điều 14: Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điều 15: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 89: Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Điều 91: Quyền nhận con

1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Như vậy, trường hợp cuả bạn, sau này nếu không được nhận là mẹ của đứa trẻ bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định, bạn có thể được nhận lại, được thăm con, đó là quyền của bạn, quyền này được Nhà nước bảo vệ.

Thứ hai: Việc giành quyền nuôi con thì bạn cần lưu ý:

Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là : điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại …Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc, tức là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.  Bạn cần chứng minh được năng lực tài chính của mình để có thể đáp ứng cho con phát triển tốt nhất….

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *