Thưa luật sư, Em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em và anh ấy đã sống ly thân và không còn sống chung nhà hơn 5 năm rồi . Bây giờ em không biết anh ấy đang sống ở đâu thì làm sao để đơn ly hôn được . Xin anh chị chỉ giúp dùm em nha.

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi:  NL Hoàng

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Thủ tục ly hôn khi đã ly thân – Ảnh minh họa

Trả lời:

Cơ sở pháp luật:

Bộ luật Tố tụng Dân sư số 65/2011/QH12.

Nội dung phân tích:

Để thực hiện ly hôn, đầu tiên bạn cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thứ nhất, thẩm quyền theo chung:

Theo quy định tại điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sư số 65/2011/QH12:

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1.   Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại  Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1  Điều 31 của Bộ luật này”.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện”.

Theo đó, “Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1.   Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2.   Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3.   Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4.   Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5.   Tranh chấp về cấp dưỡng.

6.   Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”.

Do đó, tòa án giải quyết ly hôn cho bạn sẽ là tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ hai, thẩm quyền theo lãnh thổ:

Căn cứ khoản 1 điều 35 BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;

Tuy nhiên, do bạn không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của  chồng của bạn (bị đơn) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.  Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

 Như vậy, trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND     cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc cuối cùng (mà bạn biết).

Ngoài ra, Căn cứ khoản 3 Điều 33 BLTTDS thì “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện”.

Điểm c khoản 1 điều 34 BLTTDS: “Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3  Điều 33  của Bộ luật này” sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Do vậy, nếu như trong vụ việc ly hôn của bạn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hay cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chồng bạn cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng.

 Lưu ý rằng, theo quy định của Điều 52 BLDS 2005  thì “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này (Điều 52 BLDS) thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.

 Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 58, điểm a, khoản 1 Điều 59 BLTTDS,  bạn có nghĩa vụ ụ "cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Do đó bạn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của chồng bạn cho tòa án.

Sau khi đã xác định được Tòa án bạn cần nộp đơn, thì việc làm đơn ly hôn sẽ thực hiện theo một trong ba cách sau:

+ Bạn có thể  làm đơn theo quy định điều 164 BLTTDS (viết tay hay đánh máy đều được).

+ Hoặc là bạn có thể lên tòa án nhân dân cấp huyện để mua mẫu đơn về điền.

+ Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy mẫu đơn trên mạng. Trong trường hợp này, thì nếu đúng mẫu của tòa án hoặc phù hợp với quy định của pháp thì sẽ được tòa án chấp nhận đơn này.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

———————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *