Xin chào luật sư. Tôi muốn ly hôn vắng mặt vì chồng tôi là người nước ngoài, vậy tôi phải làm sao? Chúng tôi không thể sống cùng nhau nữa nên đồng ý ly hôn. Anh ấy nhiều việc nên không thể qua VN. Nhờ luật sư tư vấn trường hợp của tôi để tôi dễ dàng ly hôn mà không cần có chồng tôi. Cám ơn luật sư !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ Luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 127 Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."

Như vậy bạn là công dân Việt Nam và thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc  ly hôn với người nước ngoài của bạn sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền ở Việt Nam.

Để thực hiện thủ tục ly hôn thì bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn và nộp tại TAND có thẩm quyền như sau:

Thứ nhất bạn sẽ xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết ly hôn cho mình:

Do bạn đã thỏa thuận với chồng mình và hai người đều đồng ý về việc ly hôn nên sẽ xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa Án như sau :

Một là thẩm quyền theo cấp:

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;"

Căn cứ khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện."

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP:

"Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS

1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự."

Hai là thẩm quyền theo lãnh thổ:

Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

"h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;"

Như vậy bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bạn cư trú, làm việc.

Thứ hai, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn xin ly hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.

Giấy chứng minh nhân dân (Bản sao có công chứng hoặc chứng thực) của hai vợ chồng hoặc hộ chiếu

Sổ hộ khẩu (Bản sao có công chứng hoặc chứng thực)  của hai vợ chồng.

Trong đó giấy tờ như Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nếu hai bạn kết hôn tại nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì bạn phải tiến hành công nhận việc kết hôn đó tại Sở tư pháp nơi bạn đăng ký thường trú hay nói các khách là giấy tờ này cần tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự:

Căn cứ Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP:

"Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.

4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự."

Tham khảo bài viết liên quan:

Vợ đi lao động Đài Loan thì thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?

Tư vấn về thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài ?

Dịch vụ tư vấn ly hôn với người nước ngoài ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *