Chào Diễn Đàn Luật;. Xin luật sư tư vấn giúp tôi việc này: tôi đi làm ở Hà Nội đã mấy năm nay nhưng đợt tháng 6 vừa rồi có đợt thi công chức vì phải có hộ khẩu thì tôi mới được dự thi công chức nên tôi đăng ký kết hôn với một người có hộ khẩu Hà Nội

Trong thời gian đăng ký và chuyển khẩu về nhà chồng tôi dự tính sau khi thi xong chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới nhưng trong thời gian đợi chờ đám cưới tôi nhận ra anh ta không có tình cảm với tôi nên tôi đã huỷ đám cưới với anh ta nhưng gia đình nhà anh ta thấy tôi huỷ đám cưới đã cho rằng tôi lừa dối để nhập khẩu về và thi biên chế và ra điều kiện nếu không tiếp tục cưới thì sẽ kiện tôi, tôi rất bế tắc và suy nghĩ rất nhiều cuối cùng tôi vẫn quyết định xin lỗi nhà anh ta và tiếp tục cưới vì tôi nghĩ nếu chỉ vì không lấy anh ta nữa thì tất cả bao nhiêu năm tôi cố gắng đều mất hết, nhưng khi tôi xin lỗi và quay lại thì nhà anh ta trả lời không cưới tôi nữa. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi nếu gia đình nhà anh ta có kiện tôi thì kiện về vấn đề gì ? Nếu kiện tôi có bị mất việc không ? Nếu tôi muốn ly hôn và chấp nhận từ bỏ tất cả thì nhà anh ta có quyền giữ hộ khẩu của tôi không ? Nếu gia đình họ giữ không tách khẩu cho tôi thì tôi phải làm như thế nào ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài:  

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý: 

Luật cư trú  2006 sửa đổi bổ sung 2013

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

1. Sẽ kiện về vấn đề gì ?

– Theo quy định tại khoản 6, 11 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Điều 8. Điều kiện kết hôn.

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Theo thông tin bạn cung cấp do sắp tới có đợt thi công chức mà phải có hộ khẩu ở Hà Nội thì mới được thi nên bạn mới đăng kí kết hôn với một người có hộ khẩu ở Hà Nội để nhập khẩu, hơn nữa bạn cũng nói rằng nếu không cưới anh ta thì bao công sức bao năm cố gắng cũng đều mất hết. Pháp luật quy định rõ hôn nhân phải xuất phát từ sự tự nguyện của nam, nữ; bắt nguồn từ tình cảm của 2 phía, mục đích kết hôn cuối cùng nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, chúng tôi thấy, việc bạn kết hôn chỉ nhằm mục đích có hộ khẩu ở Hà Nội để thi công chức, chỉ thỏa mãn cho nhu cầu cũng như mục đích của chính ban chứ không nhằm mục đích xây dựng gia đình, do đó đây có thể xem là hành vi kết hôn giả tạo và pháp luật nghiêm cấm điều này. Như vậy, gia đình anh ta có thể kiện bạn về hành vi kết hôn giả tạo.

2. Bạn có mất việc không ?

– Điều 12 Luật hôn nhân gia đình quy định rõ như sau:

Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật.

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Như vậy, việc khởi kiện và có quyết định của tòa án về việc kết hôn trái pháp luật thì cũng không ảnh hưởng tới công việc của bạn

3. Về vấn đề hộ khẩu của bạn

– Điều 27 Luật cư trú quy định như sau:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp của bạn, bạn là vợ về ở với chồng ( bạn đã nhập vào hộ khẩu của người chồng ở Hà Nội ) do đó, để được tách khẩu bắt buộc phải có sự đồng ý cho tách khẩu của chủ hộ bằng văn bản.

 Nếu chủ hộ không đồng ý:

Trong trường hợp chủ hộ không đồng ý, bạn vẫn có thể tách hộ khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục này, bạn phải có nơi cư trú hợp pháp nghĩa là bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú theo thủ tục quy định tại điều 21 Luật Cư trú:

“Điều 21. Thủ tục đăng kí thường trú.
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Sau khi thực hiện xong thủ tục này, bạn có thể tiến hành xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22:
“Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
đ: Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”

Theo đó, thủ tục xóa hộ khẩu thường trú sẽ được thực hiện theo quy định tại thông tư số 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú:

"a) Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh

– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho Công an huyện;

– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo việc xóa đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn; Công an huyện phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến và thông báo cho tàng thư căn cước công dân;

b) Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến.

4. Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú"

Như vậy, trong trường hợp của bạn, để tách hộ khẩu có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới và thủ tục xóa đăng ký thường trú tại nơi ở mới nói trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *