Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi tôi và chồng đã ly hôn nhưng không đến tòa lấy quyết định, sau đó vợ chồng tôi quay lại về với nhau vậy chúng tôi có được coi là vợ chồng nữa không? Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ;. Với yêu cầu này, Nptlawyer.com ; xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Bộ luật tố tụng dân sự 2011)

Nội dung phân tích:

Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia trong quan hệ hôn nhân trước đó. Tức là sau khi quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bạn và chồng bạn sẽ không còn là vợ chồng hợp pháp của nhau nữa, Hai bạn không bị ràng buộc bởi những quy định của luật Hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng được chấm dứt hoàn toàn, quan hệ hôn nhân trước đó của 2 người coi như không còn tồn tại.

Trường hợp đây là vụ tranh chấp về ly hôn (Ly hôn đơn phương)

Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS ) quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

"Điều 245. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì."

Theo quy định trên, khi hết thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bạn có thể đối chiếu với các trường hợp trên để biết được quyết định cho ly hôn của 2 bạn đã có hiệu lực pháp luật chưa. Trong trường hợp quyết định cho ly hôn của Tòa án đối với 2 bạn đã có hiệu lực pháp luật thì 2 bạn không còn là vợ chồng của nhau nữa.  Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật liên quan, việc 2 bạn quay lại chung sống với nhau như vợ chồng không phải là hành vi trái pháp luật, không bị xử phạt hành chính cũng như trách nhiệm hình sự, tuy nhiên quan hệ vợ chồng này lại không được pháp luật thừa nhận. Đối với trường hợp này, hai bạn nên đăng ký kết hôn với nhau để quan hệ vợ chồng của 2 bạn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, chẳng hạn như việc chia thừa kế hay các tranh chấp về tài sản có thể phát sinh sau này.

Điều 242 BLTTDS quy định như sau: 

"Điều 242. Tính chất của xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị."

Theo quy định trên bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử phúc thẩm.

Hơn nữa, điều 270 BLTTDS quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm như sau:

"Điều 270. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà phúc thẩm

1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

2. Các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm; nếu không thoả thuận được với nhau thì Toà án quyết định theo quy định của pháp luật."

Theo quy định trên, tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự có thể thỏa thuận lại với nhau về việc giải quyết vụ án và khi xét thấy thỏa thuận này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử sẽ ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sư thỏa thuận của các đương sự.

Trong trường hợp quyết định cho ly hôn của Tòa án đối với 2 bạn chưa có hiệu lực pháp luật thì hai bạn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp của nhau, đối với trường hợp này 2 bạn có thể kháng cáo lên Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử vụ án. Chẳng hạn 2 bạn nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân nhân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thì hai bạn phải kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam để yêu cầu xét xử lại vụ án. Khi đó, tại phiên tòa phúc thẩm hai bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc 2 bạn muốn quay lại là vợ chồng hợp pháp của nhau như trước, khi đó hội đồng xét xử sẽ ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhân sự thỏa thuận của 2 bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 270 BLTTDS. Như vậy, sau khi Tòa án ra bản xét xử phúc thẩm, hai bạn sẽ tiếp tục là vợ chồng hợp pháp của nhau, quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. 

Trường hợp hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn

Điều 316 BLTTDS quy định về kháng cáo kháng nghị giải quyết việc dân sự:

"Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Bộ luật này."

Dẫn chiếu tới khoản 2 và khoản 3 diều 28 BLTTDS:

"Điều 28. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định."

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì tại thời điểm Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì quyết định này ngay lập tức có hiệu lực pháp luật, các bên không được quyền kháng cáo. Tức là tại thời điểm Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của 2 bạn, 2 bạn đã không còn là vợ chồng hợp pháp của nhau.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất mong nhận được sự hợp tác của bạn!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *