Chào Nptlawyer.com ;, mong luật sư tư vấn giúp em. Em và chồng kết hôn năm 2013, hiện có 1 bé trai 17 tháng. Em muốn đơn phương ly hôn do không cùng quan điểm khi chung sống. Hiện tại em và chồng chưa có sổ hộ khẩu. Vậy em muốn ly hôn cần thủ tục gì và gửi cho ai ? Em muốn giành quyền nuôi con có được không ạ ? Mong luật sư trả lời sớm giúp em.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP   của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP  Của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình

– Pháp lệnh án phí 

– Bộ luật tố tụng dân sự 2004

– Luật sửa đổi, bổ sung bộ luật tố tụng dân sự 2011

2. Luật sư tư vấn: 

– Về hồ sơ ly hôn đơn phương: Hồ sơ sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu không biết nơi cư trú, làm việc thì sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng).

– Về phân chia quyền nuôi con 17 tháng tuổi: 

Khoản 3 Điều 81 Luật HN & GĐ quy định:

"Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

 Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
 
+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
 
+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Theo quy định trên, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện tốt cho việc chăm sóc con thì bạn có thể giành được quyền nuôi con.

Tham khảo bài viết liên quan:

Quy trình, thủ tục ly hôn đơn phương ?

Làm thế nào để bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?

Người mẹ ở nhà nội trợ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *