Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính… Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh Kon Tum ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện và tập trung tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác chứng thực trên địa bàn. Quá trình thực hiện đã đạt kết quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc, lúng túng …

Ở cấp huyện, UBND đã chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chỉ thị của UBND về công tác công chứng, chứng thực… Phòng Tư pháp xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền rộng rãi về thẩm quyền chứng thực, những thủ tục cần thiết khi có nhu cầu chứng thực để người dân nắm được. UBND cấp xã cũng được hướng dẫn làm thủ tục khắc mẫu dấu chứng thực; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và cán bộ phụ trách công tác chứng thực được tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực theo thẩm quyền. Công tác chứng thực khi được chuyển giao về cấp xã, lãnh đạo UBND đã chủ động bố trí thêm mỗi xã, thị trấn 1 cán bộ tư pháp – hộ tịch làm công tác này. Hầu hết các huyện, thành phố và một số xã, phường, thị trấn đã tổ chức làm việc ngày thứ Bảy, tạo thuận lợi cho nhân dân và giải quyết rốt ráo công việc chung trên địa bàn. Trong hơn 2 năm thực hiện Nghị định 79, cấp huyện đã chứng thực được 18 hợp đồng giao dịch, 4.701 bản sao với tổng lệ phí thu được là 12.409.000đồng; cấp xã đã chứng thực được 88.003 hợp đồng giao dịch, 429.634 bản sao, 16.842 chữ ký, tổng lệ phí thu được 1.409.888.450đồng.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, sau 2 năm thực hiện việc chuyển giao chứng thực về cho cấp xã đã nảy sinh một số vướng mắc cần sớm khắc phục. Cụ thể, hiện có nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động chứng thực, nhất là hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc. Do vậy, khi thực hiện, cơ quan chức năng không phân biệt được giữa công tác hộ tịch và công tác chứng thực. Theo Nghị định 79, “Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao”, trong khi đó pháp luật hiện hành lại có quy định: bản chính cấp lại hoặc bản chính được đăng ký lại, tức là bản chính được cấp từ lần thứ 2 trở lên, nên khi thực hiện chứng thực sao từ bản chính, nhiều địa phương thực hiện không thống nhất. Mặt khác, Nghị định 79 không quy định việc phải hợp pháp hóa lãnh sự trước khi thực hiện chứng thực bản dịch, do vậy khi thực hiện còn lúng túng và cần phải có hướng dẫn chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Hiện nay, khối lượng công việc chứng thực bản sao giấy tờ ở cấp xã, nhất là ở thị trấn rất lớn, phải thực hiện thường xuyên, nhưng chỉ được bố trí 1 cán bộ làm công tác tư pháp- hộ tịch, hoặc chưa phân công cán bộ chuyên trách thực hiện công tác chứng thực, chủ yếu cán bộ kiêm nhiệm… nên công việc quá tải, gây chậm trễ cho nhân dân hoặc để xảy ra sai sót. Sổ sách hộ tịch sử dụng đã lâu nên mờ, rách nát, một số bản chính của công dân không có số, ngày đăng ký trong sổ lưu ở xã, phường nên việc tra cứu để cấp lại bản sao cho nhân dân gặp khó khăn. Sự lúng túng trong quá trình thực hiện nghị định 79 còn do một số địa phương chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: máy photocoppy, máy vi tính, phòng làm việc…; hầu hết các xã, phường, thị trấn chỉ có 1 cán bộ tư pháp- hộ tịch, vừa phải thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch, vừa đảm nhiệm thêm công tác chứng thực. Mặt khác, trình độ của một số cán bộ tư pháp- hộ tịch còn hạn chế; một số cán bộ thậm chí chưa nắm vững quy định của các văn bản pháp luật để thực hiện công việc chuyên môn.

Để giúp các địa phương khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, Bộ Tư pháp cần tham mưu, hoặc ban hành theo thẩm quyền để thống nhất các quy định về chứng thực; tăng cường tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ chứng thực cho các địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu; gắn việc thực hiện công tác chứng thực với công tác cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra chứng thực ở địa phương để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN – PHẠM VĂN CHUNG

Trích dẫn từ:http://nguoidaibieu.com.vn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

 ————————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *