Thưa Luật sư: Tôi Lê Thị Ngọc Trang, sinh năm 1982 và chồng tôi Nguyễn Thanh Thuần, sinh năm 1982 đã kết hôn năm 2003 nơi tôi sinh sống Thị Trấn Khánh Vĩnh, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nhưng đến năm 2004 vợ chồng tôi không sống chung nữa, chồng tôi đã về Thôn 2, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận sống cùng cha mẹ đẻ.

Đến năm 2014 được sự quan tâm của gia đình và cơ quan khuyên tôi nên ly hôn để có cuộc sống mới, bản thân tôi đến nay vì chuyện chưa được ly hôn nên không được vào Đảng, Tôi sẽ kể tiếp theo câu hỏi hôm trước, năm 2014 tôi được tòa án nhân dân huyện Khánh Vĩnh chỉ dẫn vào tòa án Nhân dân huyện Ma Lâm tỉnh Bình Thuận gửi đơn, nhưng tòa ở đây lại không xử vì lý do không có mạt chồng tôi tại địa phương, nên tôi có gặp gia đình chồng lên côn an xã xác nhận chồng tôi không có mặt tại địa phương, khi tôi và mẹ của chồng tôi có cầm đơn xác nhận của công an xã lên tòa, nhưng ở đây tòa vẫn không chịu giải quyết để tôi được ly hôn. Thưa luật sư vậy tôi phải làm thế nào để được ly hôn đơn phương, như hoàn cảnh của tôi hiện nay phải nộp đơn ở tòa án nơi tôi sinh sống, hay nộp đơn nơi quê chồng tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

Luật cư trú năm 2006

Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013

Nội dung tư vấn:

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:

Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

"1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định"

Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

"1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện."

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."

Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu12

"1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;…"

Theo Điều 12 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống"

Theo quy định trên, Bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án nơi chồng chị cư trú, trong trường hợp không xác định được nơi chồng trị đang cư trú thì nộp đơn tại Tòa án nơi làm việc, cư trú cuối cùng của chồng chị. Như thông tin bạn cung cấp, chồng chị từ năm 2004 về quê mẹ tại Thôn 2, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, nhưng hiện tại không ở địa phương. Như vậy, bạn phải xác định nơi chồng chị đang cư trú hiện tại, hay là nơi chồng chị đang kí tạm trú, trường hợp không xác định được nơi thường trú thì xác định nơi người đó đang sinh sống. Nếu như bạn không xác định được, tức bạn không biết nơi cư trú của chồng mình thì theo Điều 36 Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định thì có thể nộp tại Tòa án huyện Hàm Thuận Bắc, còn Tòa án huyện Ma Lâm chưa có căn cứ để xác định thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết nên Tòa án không thụ lý là đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp bạn không xác định được nơi cư trú của chồng bạn, thì bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án huyện Hàm Thuận Bắc để giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *