Tư vấn Đất đai

Làm sổ đỏ mới có cần chữ ký của cô ruột đi xa ?

Kính chào Nptlawyer.com ;! Tôi cần luật sư giải đáp vấn đề về nhà đất: chuyện là sổ hộ khẩu gia đình tôi hiện tại là bố tôi đứng tên làm chủ hộ, bố tôi có người chị đi xa ít về thăm quê nhưng vẫn thuộc sổ hộ khẩu gia đình với tư cách là chị của chủ hộ. Thửa đất nhà tôi sống đã trên 30 năm, vậy bây giờ đi làm sổ đỏ có cần chữ kí của Cô ruột tôi không?

Hơn nữa, cô ruột tôi đã nhận con nuôi và lập di chúc cho con nuôi, vậy có tính là cô ruột tôi đã tách sổ hộ khẩu ra khỏi sổ của gia đình tôi chưa ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai , công ty luật Nptlawyer.com ;.

Tư vấn Luật đất đai gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013  ;

Bộ luật dân sự năm 2005  ;

Luật đất đai năm 2013  ;

Nội dung:

1.Theo quy định tại điều 99 Luật đất đai năm 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Trong trường hợp thửa đất trên là của hộ gia đình, hoặc thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên thì việc làm sổ đỏ cần chữ ký cô của bạn trong giấy ủy quyền để bố của bạn, tức chủ hộ đứng tên trên sổ đỏ.

Ðiều 108 và Điều 109 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, khi làm thủ tục định đoạt tài sản chung (cụ thể trường hợp này là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của hộ gia đình tại cơ quan có thẩm quyền  thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình đó. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo quy định của Điều 141 Bộ luật Dân sự. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc xác định thành viên trong hộ gia đình. Nhưng thực tế, các tổ chức công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, cô bạn vẫn có tên trong sổ hộ khẩu với tư cách là chị gái của chủ hộ, như vậy, vẫn cần sự đồng ý từ cô của bạn trong việc làm sổ đỏ.

Trong trường hợp thửa đất nêu trên thuộc quyền sở hữu của cá nhân, bố bạn thì chỉ cần bố của bạn đứng tên, ký, không cần có chữ ký cô của bạn.

Nếu có đủ căn cứ chứng minh tài sản không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân, như: quyết định cấp cho cá nhân đó, hợp đồng tặng cho riêng cá nhân đó, văn bản thể hiện cá nhân được thừa kế riêng… thì chỉ cá nhân đó có quyền định đoạt tài sản và các thành viên khác trong hộ gia đình không tham gia việc định đoạt tài sản đó.

Hoặc đó là tài sản chung của hộ gia đình nhưng theo sổ hộ khẩu thì tại thời điểm có tài sản, thành viên không có trong sổ hộ khẩu hoặc đã chuyển đi thì thành viên đó không tham gia việc định đoạt tài sản chung hộ gia đình.

2. Căn cứ Điều 27 Luật cư trú quy định:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, nếu như cô cuả bạn không có nhu cầu tách sổ hộ khẩu hoặc thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì dù cô bạn có đi xa ít về hay nhận con nuôi và viết di chúc cho con nuôi thì cô bạn cũng không thuộc trường hợp tách hộ khẩu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư đất đai. 

Related posts

Đã cho đất thì nay có đòi lại được không ?

NP Tú Trinh

Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất ?

NP Tú Trinh

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, bất động sản và xây dựng

NP Tú Trinh

Mức bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi toàn bộ đất canh tác ?

NP Tú Trinh

Việt kiều "sắp" dễ dàng mua nhà ở Việt Nam

NP Tú Trinh

Giải đáp về thu hồi GCNQSDĐ ?

NP Tú Trinh

Tranh chấp đất đai là tài sản thừa kế do ông ngoại để lại ?

NP Tú Trinh

Có thể thay đổi phán quyết bản án phúc thẩm của tòa án nhân dân tỉnh không?

NP Tú Trinh

Luật đất đai 2003 quy định như thế nào về đất bãi bồi ven sông, ven biển ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More