Em chào anh chị luật sư Em năm nay 27 tuổi, đã lấy chồng được 4 năm và có 1 bé gái 40 tháng tuổi.Trong quá trình chung sống với nhau chồng em không nuôi được vợ con nên em đã đi làm nhân viên trong quán karaoke chỉ phục vụ trong phòng hát chứ không bán dâm với khách nào, thời gian làm từ 13h đến 22h để kiếm tiền lo mọi thứ trong gia đình. Khi chồng em đọc được những tin nhắn của em với khách và đuổi em ra khỏi nhà.

Hiện nay em đã ký đơn ly hôn và đang đợi tòa gọi, nhưng trong thời gian này gia đình nhà chồng không cho em tiếp xúc và gặp gỡ con, ngăn cấm tình cảm 2 mẹ con. Em muốn nuôi con thì phải làm sao khi ra khỏi nhà mà không có con đi theo.giờ em không có cách nào để gặp con được.Xin nói thêm trong quá trình đợi tòa gọi chồng em đã nhiều lần nhắn tin đe dọa chửi bới và dọa giết em, lần gần đây nhất đã đến chỗ làm của em để chửi bới và dọa nạt các nhân viên làm cùng em khiến họ rất sợ, chủ cửa hàng đã phải to tiếng và rất bực dọc, em đã phải nghỉ làm ở đó và ở nhà buôn bán hàng online, nhưng chồng em đã tự lập facebook giả danh mang tên em đăng ảnh và cho số điện thoại lên mạng dêu dao em bán dâm, các số máy lạ đã gọi điện đến và gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của em, buộc em phải thay số rất nhiều lần.Em rất muốn nuôi con nhưng sợ phải dành dật với gia đình nhà chồng vì em chỉ có 1 mình thân khô thế khô, còn gia đình chồng rất gê gớm và có tiền,khi có được con rồi thì sẽ bị trả thù và sống không yên ổn, Xin luật sư tư vấn có cách nào để em được nuôi con không,em quê ở PHÚ THỌ còn gia đình nhà chồng ở HÀ NỘI. Em xin nói thêm, em bị bất lợi rất nhiều thứ như trong lúc bị đuổi đi không mang con theo được,bị mang tiếng là bỏ nhà theo trai nhưng thực tế là em không muốn chung sống với chồng nữa nên đã đồng ý ly hôn chứ không hề đi theo trai. không có nhà riêng, công việc là buôn bán hàng online, không có nhiều tiền như gia đình nhà chồng.Mong các luật sư tư vấn cho em là có cách nào giúp em nuôi được con chính đáng không.

Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất về việc trong thời gian đợi tòa gọi ra giải quyết ly hôn gia đình nhà chồng không cho bạn gặp con.

Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền của cha, mẹ như sau:

"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

Theo bạn có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con bạn vì vậy gia đình chồng bạn không cho bạn gặp con là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể nêu việc này ra trước tòa để dành được lợi thế hơn trong việc xin nuôi con tại tòa 

Thứ hai về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 

Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014  quy định về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo đó con bạn đã 40 tháng tuổi thì quyền trực tiếp nuôi dưỡng con bạn sẽ do hai bạn tự thỏa thuận, nếu hai bạn không thể thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con bạn.

Vì bạn không có nhà riêng, cũng không có công việc ổn định nên đấy sẽ là một bất lợi cho bạn trong việc nhận nuôi con. Tuy nhiên bạn có thể trình bày trước tòa các hành vi xâm phạm đến danh dự của bạn do trồng bạn thực hiện:

Thứ nhất là hành vi chồng bạn đã nhiều lần nhắn tin đe dọa chửi bới và dọa giết em, lần gần đây nhất đã đến chỗ làm của em để chửi bới và dọa nạt các nhân viên làm cùng em khiến họ rất sợ.

Hành vi đe dọa giết người có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định của pháp luật dân sự như sau:

"Điều 103.Tội đe dọa giết người 

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh  việc bị xử lý về một tội phạm khác."

Khi trình bày này nội dung này bạn có thể mang các tin nhắn mà chồng bạn đã nhắn cho bạn với mục đích đe dọa, và có thể các nhân viên cùng làm với bạn trước đó làm chứng cho bạn việc chồng bạn đã đến tận đấy để chửi bới và dọa nạt bạn.

Thứ hai là hành vi chồng bạn đã tự lập facebook giả danh mang tên bạn đăng ảnh và cho số điện thoại lên mạng dêu dao bạn bán dâm, các số máy lạ đã gọi điện đến và gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn, buộc bạn phải thay số rất nhiều lần

Hành vi này có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy đinh của pháp luật hình sự như sau:

"Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

A) Phạm tội nhiều lần;

B) Đối với nhiều người;

C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

D) Đối với người thi hành công vụ;

Đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Bạn có thể trình bày tất cả các sự việc để tòa án xem xét thất tư cách của chồng bạn không tốt, nếu để nuôi dưỡng con bạn sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của đứa bé.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *