Tư vấn Đất đai

Khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án nhưng không được giải quyết thì xử lý thế nào?

Thưa luật sư, Trân trọng kính chào Nptlawyer.com ; và trân trọng kính chào luật sư tư vấn: Em có vấn đề liên quang đến tranh chấp ranh giới đất mong được luật sư tư vấn và giải đáp giúp em xin cảm ơn.

Sau đây là nội dung cần được luật sư tư vấn và giải đáp giúp cho em. Vào hổi 8h, Ngày 02 tháng 06 năm 2013 em có gửi đơn yêu cầu tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ việc lấn chiếm ranh giới đất nhưng cho tới nay sự việc đã hơn 6 tháng trôi qua mà về phía tòa án vẫn chưa đem ra xét sử sơ thẩm đất. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này em phải làm thế nào để tòa án cấp sơ thẩm sớm đưa sự việc mà em đã yêu cầu ra xem xét và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. xin luật sư tư vấn và giúp em có hướng giải quyết tốt.
Xin trân trọng cảm ơn luật sư Nptlawyer.com ; đã tự vấn!

Người gửi: nguyen TT

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ( Bộ luật dân tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 );

2.Nội dung trả lời

Căn cứ Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:

“Điều 167. Thủ tục nhận đơn khởi kiện

Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.”

Căn cứ Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:

“Điều 171. Thụ lý vụ án

1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.

3. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

4. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”

Như vậy trong trường hợp này của bạn thì kể từ ngày bạn nộp đơn khởi kiện mà không nhận được quyết định về việc trả lại đơn thì theo quy định của pháp luật thì bạn phải nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Do đó bạn cần phải tới tòa án nơi mình đã nộp đơn để biết lý do vì sao mình không nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí để làm cơ sở để bạn được cấp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí và là căn cứ để xác định thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong trường hợp này.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Related posts

Thắc mắc liên quan đến việc mua bán đất và thủ tục , lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?

NP Tú Trinh

Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao lâu ?

NP Tú Trinh

Đất thừa kế nhưng không được thể hiện trên bản đồ Đất đai 299?

NP Tú Trinh

Quy định về thu hồi đất khi đất được sử dụng ổn định,không tranh chấp ?

NP Tú Trinh

Luật sư tư vấn về bồi thường nhà đất khi Nhà nước giải phóng mặt bằng ?

NP Tú Trinh

Bồi thường khi thu hồi đất?

NP Tú Trinh

Hỏi về thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất ?

NP Tú Trinh

Tư vấn về việc đất đang sử dụng bị đòi lại ?

NP Tú Trinh

Thủ tục xin giấy phép quyền sử dụng nhà ở và chi phí

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More