Và bây giờ tôi đòi lại đất của chú thứ hai đang ở mà bố mẹ tôi đứng tên mua có được không?? Và nhà tôi bây giờ muốn làm đơn kháng án với quyết định của toà chia đôi đất mà nhà tôi đang ở thì phải làm thế nào???

Hiện nay tôi đang ở huyện sóc sơn TP hà nội. Gia đình tôi đang xảy ra tranh chấp đất thổ cư do các cụ để lại. Hiện nay bà nội tôi đang nghe các con gái và 2 người con trai làm đơn đòi toàn bộ đất mà gia đình tôi đang ở diện tích là 481m2 do các cụ để lại. Tục lệ ở quê tôi là con trai đầu dâu trưởng thì dc hưởng toàn bộ đất của các cụ để lại để thờ cúng tổ tiên vì vậy bố tôi là con trai đầu (sau bố tôi còn 6 người thì có 2 trai và 4 gái đều là em bố tôi) năm 1996 uỷ ban xã cử địa chính đi xác minh đất của từng hộ tại địa phương để cấp sổ đỏ đất thổ cư lên bố tôi có kê khai với cán bộ xã và đứng tên làm chủ hộ. Vì từ đời cụ tôi đến đời ông nội tôi lúc đó chưa có số đỏ. Lúc bố tôi  kê khai với địa chính xã cũng có bà nội tôi ngồi cùng và ko có ý kiến phản đối gì. Cụ tôi mất năm 1984, ông nội tôi mất năm 1986, bố tôi mất năm 1997 sau 1 năm nhà tôi dc cấp sổ đỏ do bố tôi đứng tên. Nhưng hiện nay bà tôi đang làm đơn đòi toàn bộ đất để chia cho các con gái và con trai của bà tôi như vậy có đúng không??  trong khi những người đó đã đi lấy chồng  và lấy vợ, có chú út có đất giãn dân dc uỷ ban xã cấp nhưng nhà tôi đã nộp tiền cho,  còn chú thứ 2 sau bố tôi thì bố mẹ tôi cho da ở trên mảnh đất bố mẹ tôi  mua nam1990 của người cùng trong làng để chờ xin cấp đất giãn dân nhưng từ đó đến nay ko làm đơn xin đất mà vẫn ở trên đất của bố mẹ tôi mua. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con 2 trai, 2 gái tôi là con trai đầu, em tôi là con trai đã có gia đình còn em gái thứ 3 của tôi cũng có gia đình và lấy chồng ở xã bên cạnh, còn em gái thứ 3 của tôi thì đang làm công nhân chưa có gia đình. hôm nay toà án nhân dân huyện sóc sơn mở phiên toà giải quyết vụ tranh chấp đất của nhà tôi thì toà quyết định hủy sổ đỏ đã cấp cho bố tôi đứng tên, và  chia đôi đất cho bà tôi một nửa nhà tôi dc một nửa, tôi xin hỏi toà quyết định như vậy có đúng không?? Và bây giờ nhà tôi đòi lại đất của chú thu hai đang ở mà bố mẹ tôi đứng tên mua có được không?? Và nhà tôi bây giờ muốn làm đơn kháng án với quyết định của toà chia đôi đất mà nhà tôi đang ở thì phải làm thế nào???  Xin luật sư tư vấn cho tôi để tôi biết những thủ tục cần phải làm, vì giờ nhà tôi đang trong 15 ngày kháng án.

Tôi xin trân thành cảm ơn.

Người gửi: A.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

                                                                          

                                                                               Luật sư tư vấn luật đất đai, gọi:  

 Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội 

Bộ luật dân sự 2005

Nội dung phân tích:

Theo quy định tại Điều 203Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội thì tranh chấp quyền sử đất mà đất dó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất là một trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.  Tòa án không có quyền hủy và cũng không cần thiết phải hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi bản án, quyết định xác định ai là người được quyền sử dụng đất đó thì người đó có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn nên xem lại vấn đề này. Giấy chứng nhận đất bị hủy, vụ kiện trở thành chia tài sản chung không có giấy chứng nhận đất.

– Về việc tòa án đưa ra phán quyết chia bà bạn một nửa, nhà bạn một nửa: Đây là đất của tổ tiên, đất do cha ông để lại do không có di chúc thừa kế là phải dùng đất làm đất hương hỏa hay ai có quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất. Xét theo luật về thừa kế thì sau khi ông bạn mất thì mảnh đất này sẽ trở thành tài sản chung của bà, bố và chú cô của bạn.

Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Như vậy, việc dùng một phần di sản vào việc thờ cúng chỉ áp dụng đối với trường hợp người chết để lại di chúc và trong nội dung di chúc có chỉ định về việc dùng một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong trường hợp nhà bạn, từ ông đến bố bạn (là những người sử dụng hợp pháp đối với thửa đất) chết mà không để lại di chúc và cũng không chỉ định đối với việc sẽ dùng một phần di sản vào việc thờ cúng. Chính vì vậy, không có căn cứ để buộc gia đình bạn phải để lại một phần di sản vào việc thờ cúng. 
– Sổ đỏ do bố bạn đứng tên, nếu bạn chứng minh được sổ đỏ này hợp pháp bố bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản này là:bà, mẹ bạn, bạn và 3 anh chị em còn lại.

Do bố bạn không để lại di chúc nói đây là đất hương hỏa giao cho ai quản lý do vậy những người trên đều là đồng thừa kế của mảnh đất. 

Bạn phải làm văn bản gọi là “Đơn kháng cáo” thể hiện sự không đồng ý của một hoặc các bên đương sự đối với Bản án, Quyết định của tòa án sơ thẩm mà chưa có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn kháng cáo, đương sự nộp Đơn kháng cáo cho tòa án đã xử sơ thẩm hoặc gửi trực tiếp cho tòa án cấp trên – sẽ tiến hành xử phúc thẩm.

Người kháng cáo có thể nộp thêm chứng cứ, tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) kèm theo đơn kháng cáo.

Sau khi tòa sơ thẩm nhận đơn kháng cáo, tòa án sẽ cấp giấy báo đã nhận đơn kháng cáo và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (200 ngàn đồng).

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tòa về việc nộp tạm ứng án phí thì người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và đem nộp lại biên lai cho tòa sơ thẩm. Lúc này việc kháng cáo của đương sự mới được xem là chính thức được thụ lý.

Nếu hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì coi như người kháng cáo đã từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *