Xin chào Nptlawyer.com ;, con có câu hỏi xin được giải đáp: Bà nội con có 2 đời chồng. Đời chồng đầu tiên ở quê, nhưng vì lý do nên bà con lên thành phố lập nghiệp rồi lập gia đình cùng người chồng sau ở đó. Vậy cho con hỏi hiện bà nội con có 1 căn nhà do bà nội con dựng lên thì người chồng trước có quyền hưởng thừa kế không ạ? Xin cảm ơn.

Người gửi: Y.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005 

Luật hôn nhân gia đình 2014 

Nội dung phân tích:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không nói rõ sau khi bà bạn lên thành phố lập gia đình lấy người chồng mới thì đã ly hôn với người chồng cũ hay chưa nên chúng tôi xinđược chia thành 2 trường hợp :

– Trường hợp 1 : Bà bạn chung sống với người mới nhưng chưa ly hôn với người chồng cũ.

Theo điều 57 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

"Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.".

Nếu bà bạn và chồng cũ chưa tiến hành ly hôn thì quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại, vẫn được pháp luật thừa nhận.

Trường hợp bà bạn mất, có di sản là căn nhà thì người này có được hưởng thừa kế hay không chúng tôi xin chia làm 2 trường hợp :

+ Nếu bà bạn mất có để lại di chúc thì người chồng này có được hưởng hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc và theo điều 669 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể :

"Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc  

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.".

+ Nếu bà bạn mất không để lại di chúc thì người chồng này vẫn được hưởng thừa kế tài sản của bà bạn do người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể :

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật  

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.".

Như vậy, người chồng cũ vẫn được hưởng di sản bà bạn để lại.

Trường hợp 2 : Nếu bà bạn đã ly hôn với người chồng trước rồi mới lấy chồng mới.

Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa bà bạn và người đó đã chấm dứt.

Ngôi nhà của bà bạn là di sản bà để lại nên sẽ được phân chia như sau:

+ Bà bạn mất có để lại di chúc thì chia theo di chúc.

+ Bà bạn không để lại di chúc thì những người được hưởng di chúc cũng sẽ áp dụng theo điều 676 Bộ luật dân sự 2005. Người đó không có quyền được hưởng phần di sản bà bạn để lại.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. 

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *