Em sắp sinh con, nhưng em vẫn chưa thể kết hôn, vì ba của đứa trẻ chưa ly hôn. Vậy nếu em sinh con ra, em có làm được giấy khai sinh cho con không? Và nếu ba của đã trẻ chưa ly hôn liệu có thể đứng tên người cha và cùng em làm giấy khai sinh cho con em không? ​Và việc nhập hộ khẩu cho con sẽ làm như thế nào trong khi giờ em chỉ tạm trú và làm việc tại Hà Nội? Và cha của đứa trẻ hiện tại đang thường trú tại Bắc giang?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký và quản lý hộ tịch

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự thì "Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh. "

Điều 1 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú, cụ thể:

"1. Đăng ký khai sinh

a) Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.

Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em (Ví dụ: chị T đăng ký thường trú tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưng làm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Tân Tạo, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, thì Uỷ ban nhân dân phường Tân Tạo cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của chị T). Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”."

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì nếu bạn có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người bạn đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con bạn.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì tên của ba đứa trẻ sẽ được đứng trên giấy khai sinh nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, cụ thể:

"3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh."

Tham khảo bài viết liên quan:

Có được để tên cha và vợ bé trong giấy khai sinh cho con ngoài giá thú?

Thủ tục thay đổi họ & tên cho con ngoài giá thú ?

Tư vấn về thủ tục làm giấy khai sinh cho con?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hôn nhân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *