Chào Luật sư! nhờ A/c vui lòng tư vấn giúp 1 việc như sau: Đầu năm 2014 ba Tôi có bán cho vợ chồng anh chị 4 tôi 1 miếng rẫy (500 cây cà phê), giá lúc ấy vừa bán vừa cho là 150tr đồng, giấy tờ sang nhượng được viết bằng tay, có chữ ký 2 bên và có chứng kiến, ký tên của người làm chứng (nhưng không có công chứng ở xã/phường).

Tiền đưa trước 100, sau khi làm xong sổ đỏ sẽ giao hết, tuy nhiên trong quá trình ba tôi làm sổ đỏ, có nhiều vấn đề xảy ra nên cần thêm tiền và a/c đã đưa thêm, hiện tại số nợ chỉ còn 5 triệu đồng, và Ba tôi vẫn đang tiến hành làm sổ đỏ. Hiện nay A/c tôi vừa mới ly hôn (đã ra toà xong, chỉ còn chờ quyết định bằng văn bản của toà án), Dù khi mua đất trong hôn nhân và khi ly hôn chị tôi không đòi phân chia tài sản, Hiện nay, Anh rễ (B) đòi ba tôi trả tiền và không mua đất nữa. Nếu Ba tôi không trả anh ta sẽ kiện ba tôi ra toà. Xin hỏi luật sư, việc anh B đòi lại tiền như vậy có hợp lý hay không? Có cơ sở pháp lý nào hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người gửi: B.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tư vấn trực tuyến gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2005 

Nội dung tư vấn

Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết trước ngày 1/7/2007 ( thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Khi đó, hợp đồng chuyển nhượng đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, vì vậy hợp đồng giữa ba bạn và anh rể bạn nếu đáp ứng điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng dân sự cũng như nội dung của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật và có người làm chứng thì hợp đồng của hai bên được pháp luật thừa nhận.

Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết sau ngày 1/7/2007 ( thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Khi đó, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005:

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp của bạn, hợp đồng mà hai bên giao kết là sau ngày 1/7/2007, cho nên hợp đồng chuyển nhượng đất của ba bạn và anh rể bạn phải được lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực, vì vậy hợp đồng này vô hiệu.

Căn cứ điều 137 Bộ luật dân sự 2005, việc giao dịch này vô hiệu thì sẽ có hậu quả pháp lý như sau:
"Ðiều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Theo đó, nếu anh/ chị bạn khởi kiện thì sẽ xác nhận bên anh/ chị bạn sẽ phải trả lại tiền và bố bạn sẽ trả lại đất. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai. 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *