Xin chào luật sư, tôi có vài thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp cho tôi. Hiện tại tôi đang đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Trước khi đi tôi vừa mới kết hôn và vợ tôi có thai. Trong thời gian tôi còn lao động ở nước ngoài thì gia đình hai bên có mâu thuẫn chuyện mẹ vợ tôi không cho vợ tôi lên nhà tôi sau khi sinh con được năm tháng Nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa tôi và gia đình cô ấy, cô ấy đã tự ý thay tên đổi họ của con tôi mà chưa có sự đồng ý của tôi.

Hộ khẩu của con tôi và của cô ấy đều đã nhập vào hộ khẩu gia đình tôi. Luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể khiếu kiện nơi cấp giấy khai sinh mà vợ tôi đã thay tên đổi họ cho con tôi không sau này về nước nếu chúng tôi ly hôn tôi có thể đưa ra lý do này để đòi quyền nuôi con không. Trước khi cô ấy chưa thay tên đổi họ cho con tôi thì tôi vẫn chu cấp cho con tôi đầy đủ nhưng khi cô ấy thay tên đổi họ con thì tôi đã không chu cấp nữa ?

Rất mong nhận được lời khuyên của luật sư tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Vấn đề của bạn Nptlawyer.com ; xin trả lời vấn đề của bạn như sau:

 

I. Cơ sở pháp lý 

– Bộ Luật dân sự 2005

Nghị định 158/2005/ NĐ-CP

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Luật Khiếu nại 2011

II. Nội dung tư vấn:

 Thứ nhất, Theo điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005  quy định

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”.

Trong trường hợp này, 

Nhưng con anh chưa đủ 9 tuổi, muốn đổi họ cho con thì cần phải có văn bản đồng ý của chồng, vì  Điều 87  Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2 014  quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Mặt khác, cháu bé hiện vẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Như vậy, việc đổi lại tên họ của con anh là hoàn toàn trái pháp luật và trách nhiệm thuộc về nơi cấp giấy khai sinh. Anh có thể tiến hành khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 .

Thứ hai, về đòi quyền nuôi con:

Điều 81 Luật hôn nhân gia định 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy đến khi anh trở về mà con anh dưới 36 tháng tuối, để dành được quyền nuôi con, anh phải đưa ra chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con. Việc này hoàn toàn không liên quan đến việc chị tự ý đổi tên, họ của con mà chưa được sự đồng ý của anh.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định rõ, "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.". Ngay cả khi đã ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vì vậy, anh vẫn phải thực hiện tốt việc nuôi dưỡng con của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *