Thưa luật sư, Em và chú của em họ vậy chúng em có được kết hôn không ạ ? Sở dĩ phức tạp bởi cậu ruột em lấy vợ, dì út của mợ là mẹ của anh ấy . Mong sớm được giúp đỡ ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân   của Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP  hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a)Nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từđủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."

Điểm d khoản 2 điều 5 Luật này cũng quy định một trong các trường hợp cấm kết hôn đó là : "d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì việc xác định cùng dòng máu trực hệ là xác định những người có cùng một gốc sinh ra: ông bạn đời thứ nhất; Bố (mẹ ) bạn và anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ là đời thứ hai, bạn và anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì . Trong trường hợp của bạn, vợ của cậu ruột bạn là chị em họ với người bạn muốn kết hôn. Dễ dàng nhận thấy trong trường hợp này giữa bạn và người bạn trai không hề có mối quan hệ huyết thống, không cùng dòng máu về trực hệ. Vì vậy không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo điểm d khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình. Bạn và bạn trai có thể đăng kí kết hôn khi thỏa mãn những điều kiện còn lại về kết hôn theo khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình.

Tham khảo bài viết liên quan:

1. Cách xác định phạm vi ba đời thuộc trường hợp cấm kết hôn  

2. Quy định về điều kiện kết hôn  

3. Pháp luật quy định thế nào về điều kiện kiện kết hôn  

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *