Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Anh Nguyễn Phương Hoà và chị Phạm Thị Bình thoả thuận với nhau về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để đảm bảo việc chuyển nhượng đúng quy định của pháp luật, hai anh chị đã tới UBND xã hỏi về nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng và các thủ tục pháp lý cần thiết để xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chủ tịch UBND xã giao cho anh Minh là cán bộ tư pháp – hộ tịch xã giải quyết. Anh Minh cần giải quyết yêu cầu của các bên đương sự như thế nào?

Trả lời:   

Trong vụ việc này, với yêu cầu của anh Hoà và chị Bình về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cán bộ tư pháp – hộ tịch cần giải thích, hướng dẫn cho các bên đương sự về các vấn đề sau:

Về nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 698 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ của các bên;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

– Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;

– Giá chuyển nhượng;

– Phương thức, thời hạn thanh toán;

– Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

– Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;

– Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Vì vậy, anh Minh cần giải thích cho anh Hoà và chị Bình biết nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nêu được 09 nội dung chủ yếu trên.

 

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Về thủ tục pháp lý bảo đảm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý sau khi được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc phải có đối với loại hợp đồng này. Tuy nhiên, cần lưu ý với các đương sự là đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân thì có thể lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng có thẩm quyền địa hạt đối với quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng hoặc hình thức chứng thực tại UBND cấp xã, nơi có đất. Trong trường hợp này, anh Hoà và chị Bình đã lựa chọn việc chứng thực tại UBND xã. Do đó, cán bộ tư pháp – hộ tịch cần giải thích cụ thể như sau:

– Nếu hợp đồng do các bên tự soạn thảo thì phải bảo đảm đầy đủ các nội dung chủ yếu trên đây rồi mang đến UBND xã để chứng thực hợp đồng;

– Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu UBND xã lập giúp mình hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện việc chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007. Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

Các văn bản liên quan:

Bộ Luật 33/2005/QH11 Dân sự

Nghị định 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *