Thưa Luật sư, em là Chi, năm nay 27 tuổi. Em ở Nam Định, kết hôn với chồng là bộ đội,quê Ba Vì,từ tháng 3/2012. Đến 28/09/2012 em có sinh 1 bé trai. Trong thời giam đầu chung sống, chồng thường xuyên đánh đập em, có lần phải đi viện cấp cứu (nhưng hiện tại em không còn giữ giấy đi viện lần đó). Đến ngày 13/06/2014 do mâu thuẫn quá lớn với chồng và gia đình chồng, em bế con đi làm ăn, sau 4 tháng thì về ngoại sinh sống cho đến nay.

Trong thời gian em ở ngoại, chồng em có về thăm con, thỉnh thoảng có cho con vài trăm nghìn mua sữa, riêng ông bà nội thì không cho gì, và cũng không điện thoại hỏi con em từ khi em đi cho đến bây giờ. Giờ chồng em muốn ly hôn,và cũng muốn nuôi con. Hiện tại lương của chồng em là hơn 5 triệu. Còn lương của em là 4,8 triệu. Chồng em là bộ đội, công tác gần nhà. Vậy Nptlawyer.com ; cho em hỏi với hoàn cảnh của em như vậy, khi ra tòa, em có được quyền nuôi con không ạ? 

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.Q

Câu hỏi được biên tập từ  chuyên mục hỏi đáp pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì đến nay con bạn đã đủ 3 tuổi, bạn không còn quyền ưu tiên nuôi con nữa mà quyền của cha mẹ là ngang nhau.

Khi đó bạn phải chứng minh được điều kiện của bạn đảm bảo được các lợi ích mọi mặt của con và tốt hơn chồng bạn. Cụ thể, bạn có thể chứng minh:

– Kinh tế

– Thời gian chăm sóc, giáo dục con

– Sức khỏe để chăm sóc, nuôi dưỡng con

– Tâm lý, tình cảm với con

– Phẩm chất đạo đức

– Biểu hiện của đối phương trong thời gian sống với con

Tham khảo bài viết liên quan:

Quyền nuôi con khi có tranh chấp ?

Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con ?

Tư vấn thay đổi quyền nuôi con?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn luật Lao động. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *