Tôi tên là: Vương Đình Thuần, sinh năm 1961. Hiện ngụ tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.Trước đây cha mẹ tôi mất và có bán căn nhà và chia theo di chúc. Đã mua căn nhà khác để làm nơi thờ cúng gia tiên.Căn nhà này trước đây được chi gái thứ 5 và anh thứ 8 ở, sau đó anh thứ 8 cưới vợ về cùng ở trong nhà này. Anh thứ 8 mất và chị 5 cũng vừa mất.

Tôi vừa hay rằng vợ anh 8 âm thầm làm giấy tờ nhà và đứng tên cô ta. Xin luật sư hướng dẫn cho tôi phải làm thế nào để hợp pháp xin tranh chấp. Gia đình tôi gồm 8 người, hiện nay chỉ còn anh thứ 3 hiện ở USA, thứ 6 xuất gia và tôi là con út. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi 

Trả lời:

 

Thưa quý khách hàng!

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005  

Nội dung phân tích:

Điều 670 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

“Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Như vậy, trường hợp của bạn nêu mọi thành viên trong gia đình đã thống nhất căn nhà đó dùng vào việc thờ cúng. Bạn và những người thừa kế khác của cha mẹ bạn không được chia thừa kế đối với ngôi nhà đó. Tức là chỉ có quyền quản lý ngôi nhà và thực hiện việc thờ cúng hàng năm theo di chúc mà không được làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu đối với ngôi nhà đó (Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng và thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan đăng ký nhà đất có thẩm quyền).

Do không thể đứng tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nên việc vợ của anh thứ 8 làm giấy tờ nhà và trực tiếp đứng tên là trái với quy định của pháp luật.Như vậy thì một trong những người anh em của bạn, hoặc một số có thể làm đơn khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đơn khiếu nại hoặc khởi kiện có kèm theo có giấy tờ thỏa thuận nào chứng minh đó là tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật dân sự. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *