Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Gia đình chị Dung ở xã P, tỉnh Phú Thọ đang sử dụng 0,4 ha đất trồng lúa, 0,5 ha ao nuôi cá và 4 ha đất đồi trồng chè. Gia đình chị đã sử dụng hợp pháp những diện tích đất trên từ năm 1992.

Năm 2005, khi thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND xã yêu cầu gia đình chị Dung lựa chọn loại đất cụ thể cho hình thức thuê đất vì tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình chị Dung đã vượt hạn mức 2,9 ha, do đó diện tích vượt hạn mức giao đất phải chuyển sang hình thức thuê đất.Sau khi nhờ trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp tỉnh, chị làm đơn gửi Chủ tịch UBND xã xem xét lại quyết định trên vì cho rằng gia đình chị vẫn sử dụng trong hạn mức đất theo quy định của pháp luật, không phải chuyển sang hình thức thuê đất. Chủ tịch UBND xã P sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào?

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

 

Trả lời :

Theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 69 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP, thì hạn mức giao đất đối với một số loại đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối cho mỗi hộ gia đình không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 2 ha đối với các tỉnh còn lại;

– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn tại vùng đồng bằng, không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn tại các tỉnh miền núi và trung du.

Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều lại đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa, đất nuôi tôm, đất làm muối thì tổng hạn mức không quá 5 ha; trường hợp hộ gia đình được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức trồng cây lâu năm không quá 5 ha đối với các xã vùng đồng bằng, không quá 25 ha đối với các xã trung du, miền núi. Đối chiếu với các quy định trên, so sánh với thực tế diện tích đất mà gia đình chị Dung đã được giao, ta thấy như sau:

– Đối với đất trồng lúa: diện tích đang thực tế sử dụng là 0,4 ha, không vượt hạn mức quy định (2 ha)

– Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích đang thực tế sử dụng là 0,5 ha, không vượt hạn mức quy định (2 ha)

– Đối với đất trồng cây lâu năm (chè): diện tích đang thực tế sử dụng là 4 ha, không vượt hạn mức quy định (30 ha)

Như vậy, có thể kết luận: Tất cả các diện tích đất mà hộ gia đình chị Dung đang thực tế sử dụng đều không vượt hạn mức giao đất đối với từng loại đất. Việc UBND xã tính tổng diện tích các loại đất mà chị Dung đang sử dụng (0,4 ha đất trồng lúa + 0,5 ha đất thuỷ sản + 4 ha đất trồng chè = 4,9 ha) trừ đi 2 ha hạn mức đối với đất trồng lúa và đất thuỷ sản để kết luận là hộ chị Dung vượt hạn mức 2,9 ha là không đúng pháp luật. Do đó, UBND xã cần tiếp tục thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình chị Dung theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 và hướng dẫn tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Các văn bản liên quan:

Luật 13/2003/QH11 Đất đai

Nghị định 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN – Nptlawyer.com ;

——————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

 

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

 

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *