Em chào quý công ty, xin quý công ty cho em hỏi thủ tục cụ thể để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con thì làm như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại gọi:  

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 

2. Luật sư tư vấn:

Theo Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ khi không trực tiếp nuôi con khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, sau khi ly hôn bên không trực tiếp nuôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong  trường hợp của bạn, người chồng không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn – người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng .

Tham khảo bài viết liên quan:

Quy định mới về mức tiền trợ cấp nuôi con khi bố mẹ ly hôn? 

Không đóng trợ cấp nuôi con khi ly hôn có được không? 

Tư vấn mức tiền trợ cấp theo quy định của pháp luật khi ly hôn? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *