Theo một kết quả thăm dò đầy bất ngờ mới đây, một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Ấn Độ hiện nay là… Mauritius – đảo quốc nhỏ bé nằm ở Đông Nam châu Phi. Nghĩa là vượt trên cả Pháp, Anh và thậm chí là Mỹ. Đây chỉ là một trong những biểu hiện của cái được gọi là “gót chân Achille của chủ nghĩa Tư bản”, có thể hiểu là những lỗ hổng được hình thành từ trong chính những quy luật lợi nhuận và thị trường của chủ nghĩa này.

LÊ NGỌC (Theo Le Monde)

Tổ chức phi chính phủ Global Witness (GW) cho hay, tháng 8.2006, Sassou Nguesso, con trai của Tổng thống Cộng hoà Congo, đã chi tới 35.000USD- nguồn thu từ dầu mỏ của nước này, để tiến hành những phi vụ mua bán xa xỉ tại những thành phố mua sắm nổi tiếng thế giới như Paris, Marbella và Dubai. Tổ chức GW thậm chí có những bản sao của một loạt hoá đơn người thanh niên này thanh toán cho những chiếc túi Vuitton, những đôi giày thể thao trị giá tới 2.500 euro, cũng như nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Điều đáng nói là, Congo vừa cam kết sẽ trả hết nợ nước ngoài bằng cách nghiêm cấm mọi hình thức “xung đột lợi ích trong lĩnh vực dầu khí”, như hành vi lãng phí nói trên. Và con trai Tổng thống Congo hiện lại là lãnh đạo của Cotrade, một chi nhánh của tập đoàn dầu khí nước này.

Theo nhà kinh tế học Grerald Epstein, từ năm 1995 đến nay, tổng số tiền chảy ra khỏi châu Phi một cách phi pháp đã đạt 274 tỷ USD, bằng 145% tổng số nợ của cả châu lục này. Nhưng vấn đề không phải chỉ liên quan tới châu Phi. Theo thượng nghị sỹ dân chủ Mỹ Carl Levin, kho bạc quốc gia Hoa Kỳ mỗi năm mất đi 100 tỷ USD lợi nhuận vì các tập đoàn lớn đều biết cách tìm tới những miền đất được coi là “thiên đường thuế” để trốn những khoản thuế đắt đỏ ở quê hương mình. Và sự hiện diện của họ tại các miền đất ấy, đáng kể nhất là các quốc gia châu Phi, đã gây ra những nghịch lý nêu trên.

 

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  –

Gian lận, tham nhũng, trốn thuế, làm hàng giả, rồi buôn lậu, buôn thuốc phiện, mại dâm và hối lộ là nguồn gốc của những khoản tiền “bẩn” – đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định và thịnh vượng của nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển theo hướng tiêu cực như thế đang có xu hướng ngày một gia tăng và có nguy cơ trở thành “gót chân Achille” của Chủ nghĩa Tư bản hiện đại.

Trong một cuộc hội thảo vừa diễn ra tại Washington, Raymond Baker đã giải thích rằng, các cơ cấu của nền tài chính thế giới, các “thiên đường thuế”, các hoạt động bảo mật ngân hàng, các dịch vụ được quảng cáo là “an toàn và hiệu quả”, rồi những động tác giả của các nhà đầu tư, hoạt động rửa tiền… đã tạo ra 1 chu trình toàn cầu nhằm phổ biến các hoạt động mua bán phi pháp. Sau ngày 11.9.2001, người ta biết rằng những kẻ khủng bố cũng đã sử dụng những hệ thống tài chính như vậy để phục vụ cho âm mưu của chúng. Và theo cách nói của Moises Naim, tác giả cuốn Sách đen về nền kinh tế thế giới, một nền kinh tế phi pháp đang tồn tại và gắn bó mật thiết với một nền kinh tế hợp pháp.

Tổng số tiền “bẩn” (tiền thu được một cách bất hợp pháp) hiện chiếm 2% đến 5% tổng thu nhập toàn cầu (được định giá dao đng trong khoảng từ 300 đến 550 tỷ USD). Tiền thu từ hoạt động buôn bán ma tuý là 120 đến 200 tỷ USD, từ làm hàng giả là 80 đến 120 tỷ USD, từ hoạt động tống tiền là 50 đến 100 tỷ USD. Nhưng điều đáng nói lại là sự linh hoạt của các tập đoàn kinh tế lớn trong việc lựa chọn địa bàn để hoàn tất những sản phẩm của mình, vừa tận dụng được những điều kiện về giá thành sản xuất và vừa trốn được những khoản thuế nặng nề lẽ ra phải đóng ở quốc gia mình.

Ngân hàng Thế giới, vốn không quan tâm đến vấn đề này trước những năm 90, đã nhận ra, nhiều lý do, nhất là tham nhũng, đã cản trở mục tiêu phát triển của con người. Sự kiện 11.9 đã buộc người ta bắt đầu chú ý tới sự vận hành của các hệ thống tài chính, rồi vụ phá sản gây chấn động dư luận của tập đoàn dầu khí Euron của Mỹ hồi đầu năm 2002 cũng khiến người ta phải tăng cường sự kiểm soát thị trường này. Tuy nhiên, nếu như không thắt chặt hơn nữa các quy định trong các trung tâm tài chính tại các nước giàu, và đẩy mạnh quá trình minh bạch hoá hệ thống hành chính tại các nước nghèo, thì “gót chân Achille” của Chủ nghĩa Tư bản hiện đại vẫn sẽ tồn tại và đe doạ sự phát triển của từng quốc gia trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá ngày nay.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Trích dẫn từ:http://nguoidaibieu.com.vn/

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *